“Cuộc chiến” chống xe quá tải: Nguy cơ “vỡ trận” sau nhiều năm “tổng tấn công”

 
Chia sẻ

Thời gian gần đây trên nhiều tuyến đường trọng điểm, tình trạng xe quá tải đang có xu hướng bùng phát, hoạt động rầm rộ trở lại. Nhiều xe quá tải trọng, cơi nới thành thùng chở nguyên vật liệu hoạt động công khai, tàn phá kết cấu hạ tầng giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT. Các đối tượng vi phạm luôn tìm mọi thủ đoạn để đối phó, bất hợp tác, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.

 “Cuoc chien” chong xe qua tai: Nguy co “vo tran” sau nhieu nam “tong tan cong” - Hinh anh 1
Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội kiểm tra xe 29C - 980.81 vi phạm quy định về che chắn khi chở vật liệu, phế thải trên đường Phạm Hùng.

Cuối năm 2013 đầu năm 2014, Tổng cục ĐBVN đã đầu tư cho 63 tỉnh, thành phố mỗi địa phương một bộ cân tải trọng di động để bắt đầu “cuộc tổng tấn công” xe quá tải. Theo đánh giá của Bộ GTVT, sau gần 5 năm ráo riết vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương, xe quá tải đã giảm đến 90%. Tuy nhiên từ đó đến nay, nhiều trạm cân đã phải giải tán hoặc tạm ngừng hoạt động khiến hoạt động xe quá tải bùng phát trở lại tại nhiều địa phương.

Như “ong vỡ tổ”

Theo ghi nhận của PV trên nhiều tuyến đường, xe quá tải đã hoạt động mạnh trở lại. Ngay trên địa bàn Hà Nội, đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai - Hòa Lạc, QL6 đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình, xe quá tải trọng, xe cơi nới thành thùng chở nguyên vật liệu hoạt động bất kể ngày đêm.

Tại nhiều địa phương trên cả nước, dọc theo QL1, nạn xe quá tải đang tái diễn do hiện nay hầu hết các địa phương đã giải tán trạm kiểm soát tải trọng lưu động và không còn sử dụng cân lưu động. Trên tuyến QL1 và ĐT532 ở Bắc Giang, ngày cũng như đêm, từng đoàn xe quá tải hoạt động rầm rộ. Các xe tải hạng nặng như Howo, sơ-mi rơ-moóc liên tục “cày xới” tại hai tuyến quốc lộ này mà không gặp bất kỳ sự giám sát của cơ quan chức năng nào. Theo phản ánh của một số người dân sống xung quanh khu vực, những phương tiện này phục vụ các công trường san lấp trên địa bàn, chuyên chở vật liệu từ các mỏ đất đá dọc theo tuyến đường.

Tại ngã ba nút giao giữa QL1 và ĐT532, tuy có hệ thống đèn giao thông và biển báo cấm đi ngược chiều nhưng nhiều xe tải Howo chở đầy đất đá, phủ kín bạt vẫn cứ lao ầm ầm vào đường ngược chiều, từ ĐT532 ra QL1, khiến người đi đường hoảng sợ.

Trong một lần đi thực tế kiểm tra tình trạng xe quá tải tại QL48 (tỉnh Nghệ An), chúng tôi chứng kiến các TTGT phải ngồi “canh” chiếc xe tải Howo để vây bắt. Khi phát hiện chiếc xe có dấu hiệu chở quá tải, lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nhưng lái xe không xuất trình giấy tờ, khóa cửa xe bỏ đi.

Trực tiếp tại hiện trường, ông Nguyễn Sỹ Thắng - Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Nghệ An cho biết, đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều lái xe vi phạm thường phản ứng theo kiểu bất hợp tác như vậy, đóng cửa xe bỏ đi hoặc thắc mắc cân xách tay không chính xác và đòi hỏi phải cân ở trạm dịch vụ. Thậm chí, có lái xe còn gọi cả các đối tượng “xã hội đen” đến can thiệp, thậm chí hành hung cán bộ thanh tra gây thương tích. Hay trên nhiều tuyến đường trọng điểm, khi lực lượng chức năng kiểm tra ban ngày thì xe quá tải chuyển sang chạy đêm hoặc ngược lại. Một số chủ xe thuê cả đội ngũ “cò” canh chừng lực lượng chức năng, khi phát hiện thấy lực lượng thi hành nhiệm vụ liền báo cho lái xe dừng hoạt động.

Không chỉ riêng ở Nghệ An, trên tuyến QL1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng xe quá tải “bùng phát” đang gây ra nhiều hệ lụy không chỉ gây mất ATGT mà còn kéo theo các vấn đề về môi trường và trở thành nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân.

Theo đó, mỗi ngày trên tuyến QL1 đoạn qua huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu xây dựng nối đuôi nhau chạy rầm rầm từ sáng đến đêm, cao điểm vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng. Tính chuyến ăn tiền nên những xe này chạy như đua trên đường, cứ khoảng 5 đến 7 phút lại thấy một chiếc xe chở đầy ắp đất, sỏi rơi vung vãi, bụi bay mù mịt chạy qua. Nhiều khi, cát mới hút từ dưới sông cũng được đổ lên thùng xe, đi đến đâu nước, cát chảy lênh láng ra đường đến đó...

Từ thực trạng đó, dù đường sá liên tục được sửa chữa nhưng được vài tháng nứt lại hoàn nứt, lún lại hoàn lún. Các vết nứt cứ kéo dài thêm theo năm tháng, tạo thành những con “lươn” khổng lồ.

Kỳ lạ “trên nóng - dưới lạnh”

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng Lê Văn Tiến cho rằng, tình trạng xe chở quá tải hiện nay đang là vấn đề nan giải của ngành GTVT. Thực tế tại các cảng, bến thủy nội địa vẫn xuất hiện nhiều doanh nghiệp sử dụng các xe tải chở hàng hóa gấp đôi, gấp ba tải trọng cho phép rồi chạy qua những con đê, con đường chỉ chịu được 12 đến 13 tấn mà không hề bị xử lý. Việc này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính ở Hải Phòng, bởi cứ xe nào chịu chở quá tải thì có nhiều mối hàng. Do đó, các cơ quan quản lý cần siết chặt các xe vận tải, xử lý nghiêm nếu xe ra vào bến thủy nội địa không đủ điều kiện, đồng thời phải có chế tài cứng rắn như thu giữ phương tiện, rút giấy phép kinh doanh…

Có thể thấy, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trong thời gian qua được Chính phủ rất coi trọng và chỉ đạo sát sao, từ đó các doanh nghiệp hoạt động chân chính tin tưởng rằng hiệu quả công tác này đem lại sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho thị trường vận tải. Ðáng tiếc, sau một thời gian phong trào đang có xu hướng “đầu voi, đuôi chuột”, một số địa phương, bộ, ngành chức năng dường như đang buông dần.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình TTATGT 6 tháng đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (thời điểm đó là Phó Thủ tướng - Trưởng ban ATGT Quốc gia - PV) nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục thực hiện kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ, kiên quyết xử lý nghiêm xe chở hàng quá tải. Địa phương nào để “lọt” xe quá tải, chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm. Theo năm tháng, dường như nhiều địa phương đã “quên” chỉ đạo của Phó Thủ tướng lúc bấy giờ.

Đặc biệt, tại Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, Thủ tướng đã giao cụ thể trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe là của chính quyền địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về tình trạng xe quá tải trên địa bàn mình quản lý.

Có thể thấy, vấn đề xe quá tải “nóng” tới mức cả Thủ tướng Chính phủ cho đến Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia thường xuyên yêu cầu các tỉnh cần tập trung xử lý triệt để. Về phía Bộ GTVT, nhiều lần đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện ra đường chỉ đạo “vây bắt” xe quá tải.

Trước thực trạng xe quá tải, quá khổ, xe cơi nới thành thùng vẫn ung dung chạy như chỗ không người tại nhiều địa phương, không biết rồi lãnh đạo các địa phương này sẽ báo cáo như thế nào với Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia về trách nhiệm của mình?!

 “Cuoc chien” chong xe qua tai: Nguy co “vo tran” sau nhieu nam “tong tan cong” - Hinh anh 2
 

 Cuối năm 2013 đầu năm 2014, Tổng cục ĐBVN đã đầu tư cho 63 tỉnh, thành phố mỗi địa phương một bộ cân tải trọng di động để bắt đầu “cuộc tổng tấn công” xe quá tải. Theo đánh giá của Bộ GTVT, sau gần 5 năm ráo riết vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương, xe quá tải đã giảm đến 90%. Tuy nhiên từ đó đến nay, nhiều trạm cân đã phải giải tán hoặc tạm ngừng hoạt động khiến hoạt động xe quá tải bùng phát trở lại tại nhiều địa phương.

Như “ong vỡ tổ”

Theo ghi nhận của PV trên nhiều tuyến đường, xe quá tải đã hoạt động mạnh trở lại. Ngay trên địa bàn Hà Nội, đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai - Hòa Lạc, QL6 đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình, xe quá tải trọng, xe cơi nới thành thùng chở nguyên vật liệu hoạt động bất kể ngày đêm.

Tại nhiều địa phương trên cả nước, dọc theo QL1, nạn xe quá tải đang tái diễn do hiện nay hầu hết các địa phương đã giải tán trạm kiểm soát tải trọng lưu động và không còn sử dụng cân lưu động. Trên tuyến QL1 và ĐT532 ở Bắc Giang, ngày cũng như đêm, từng đoàn xe quá tải hoạt động rầm rộ. Các xe tải hạng nặng như Howo, sơ-mi rơ-moóc liên tục “cày xới” tại hai tuyến quốc lộ này mà không gặp bất kỳ sự giám sát của cơ quan chức năng nào. Theo phản ánh của một số người dân sống xung quanh khu vực, những phương tiện này phục vụ các công trường san lấp trên địa bàn, chuyên chở vật liệu từ các mỏ đất đá dọc theo tuyến đường.

Tại ngã ba nút giao giữa QL1 và ĐT532, tuy có hệ thống đèn giao thông và biển báo cấm đi ngược chiều nhưng nhiều xe tải Howo chở đầy đất đá, phủ kín bạt vẫn cứ lao ầm ầm vào đường ngược chiều, từ ĐT532 ra QL1, khiến người đi đường hoảng sợ.

Trong một lần đi thực tế kiểm tra tình trạng xe quá tải tại QL48 (tỉnh Nghệ An), chúng tôi chứng kiến các TTGT phải ngồi “canh” chiếc xe tải Howo để vây bắt. Khi phát hiện chiếc xe có dấu hiệu chở quá tải, lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nhưng lái xe không xuất trình giấy tờ, khóa cửa xe bỏ đi.

Trực tiếp tại hiện trường, ông Nguyễn Sỹ Thắng - Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Nghệ An cho biết, đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều lái xe vi phạm thường phản ứng theo kiểu bất hợp tác như vậy, đóng cửa xe bỏ đi hoặc thắc mắc cân xách tay không chính xác và đòi hỏi phải cân ở trạm dịch vụ. Thậm chí, có lái xe còn gọi cả các đối tượng “xã hội đen” đến can thiệp, thậm chí hành hung cán bộ thanh tra gây thương tích. Hay trên nhiều tuyến đường trọng điểm, khi lực lượng chức năng kiểm tra ban ngày thì xe quá tải chuyển sang chạy đêm hoặc ngược lại. Một số chủ xe thuê cả đội ngũ “cò” canh chừng lực lượng chức năng, khi phát hiện thấy lực lượng thi hành nhiệm vụ liền báo cho lái xe dừng hoạt động.

Không chỉ riêng ở Nghệ An, trên tuyến QL1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng xe quá tải “bùng phát” đang gây ra nhiều hệ lụy không chỉ gây mất ATGT mà còn kéo theo các vấn đề về môi trường và trở thành nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân.

Theo đó, mỗi ngày trên tuyến QL1 đoạn qua huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu xây dựng nối đuôi nhau chạy rầm rầm từ sáng đến đêm, cao điểm vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng. Tính chuyến ăn tiền nên những xe này chạy như đua trên đường, cứ khoảng 5 đến 7 phút lại thấy một chiếc xe chở đầy ắp đất, sỏi rơi vung vãi, bụi bay mù mịt chạy qua. Nhiều khi, cát mới hút từ dưới sông cũng được đổ lên thùng xe, đi đến đâu nước, cát chảy lênh láng ra đường đến đó...

Từ thực trạng đó, dù đường sá liên tục được sửa chữa nhưng được vài tháng nứt lại hoàn nứt, lún lại hoàn lún. Các vết nứt cứ kéo dài thêm theo năm tháng, tạo thành những con “lươn” khổng lồ.

Kỳ lạ “trên nóng - dưới lạnh”

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng Lê Văn Tiến cho rằng, tình trạng xe chở quá tải hiện nay đang là vấn đề nan giải của ngành GTVT. Thực tế tại các cảng, bến thủy nội địa vẫn xuất hiện nhiều doanh nghiệp sử dụng các xe tải chở hàng hóa gấp đôi, gấp ba tải trọng cho phép rồi chạy qua những con đê, con đường chỉ chịu được 12 đến 13 tấn mà không hề bị xử lý. Việc này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính ở Hải Phòng, bởi cứ xe nào chịu chở quá tải thì có nhiều mối hàng. Do đó, các cơ quan quản lý cần siết chặt các xe vận tải, xử lý nghiêm nếu xe ra vào bến thủy nội địa không đủ điều kiện, đồng thời phải có chế tài cứng rắn như thu giữ phương tiện, rút giấy phép kinh doanh…

Có thể thấy, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trong thời gian qua được Chính phủ rất coi trọng và chỉ đạo sát sao, từ đó các doanh nghiệp hoạt động chân chính tin tưởng rằng hiệu quả công tác này đem lại sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho thị trường vận tải. Ðáng tiếc, sau một thời gian phong trào đang có xu hướng “đầu voi, đuôi chuột”, một số địa phương, bộ, ngành chức năng dường như đang buông dần.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình TTATGT 6 tháng đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (thời điểm đó là Phó Thủ tướng - Trưởng ban ATGT Quốc gia - PV) nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục thực hiện kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ, kiên quyết xử lý nghiêm xe chở hàng quá tải. Địa phương nào để “lọt” xe quá tải, chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm. Theo năm tháng, dường như nhiều địa phương đã “quên” chỉ đạo của Phó Thủ tướng lúc bấy giờ.

Đặc biệt, tại Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, Thủ tướng đã giao cụ thể trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe là của chính quyền địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về tình trạng xe quá tải trên địa bàn mình quản lý.

Có thể thấy, vấn đề xe quá tải “nóng” tới mức cả Thủ tướng Chính phủ cho đến Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia thường xuyên yêu cầu các tỉnh cần tập trung xử lý triệt để. Về phía Bộ GTVT, nhiều lần đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện ra đường chỉ đạo “vây bắt” xe quá tải.

Trước thực trạng xe quá tải, quá khổ, xe cơi nới thành thùng vẫn ung dung chạy như chỗ không người tại nhiều địa phương, không biết rồi lãnh đạo các địa phương này sẽ báo cáo như thế nào với Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia về trách nhiệm của mình?!

 
 “Cuoc chien” chong xe qua tai: Nguy co “vo tran” sau nhieu nam “tong tan cong” - Hinh anh 3
 

 Cuối năm 2013 đầu năm 2014, Tổng cục ĐBVN đã đầu tư cho 63 tỉnh, thành phố mỗi địa phương một bộ cân tải trọng di động để bắt đầu “cuộc tổng tấn công” xe quá tải. Theo đánh giá của Bộ GTVT, sau gần 5 năm ráo riết vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương, xe quá tải đã giảm đến 90%. Tuy nhiên từ đó đến nay, nhiều trạm cân đã phải giải tán hoặc tạm ngừng hoạt động khiến hoạt động xe quá tải bùng phát trở lại tại nhiều địa phương.

Như “ong vỡ tổ”

Theo ghi nhận của PV trên nhiều tuyến đường, xe quá tải đã hoạt động mạnh trở lại. Ngay trên địa bàn Hà Nội, đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai - Hòa Lạc, QL6 đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình, xe quá tải trọng, xe cơi nới thành thùng chở nguyên vật liệu hoạt động bất kể ngày đêm.

Tại nhiều địa phương trên cả nước, dọc theo QL1, nạn xe quá tải đang tái diễn do hiện nay hầu hết các địa phương đã giải tán trạm kiểm soát tải trọng lưu động và không còn sử dụng cân lưu động. Trên tuyến QL1 và ĐT532 ở Bắc Giang, ngày cũng như đêm, từng đoàn xe quá tải hoạt động rầm rộ. Các xe tải hạng nặng như Howo, sơ-mi rơ-moóc liên tục “cày xới” tại hai tuyến quốc lộ này mà không gặp bất kỳ sự giám sát của cơ quan chức năng nào. Theo phản ánh của một số người dân sống xung quanh khu vực, những phương tiện này phục vụ các công trường san lấp trên địa bàn, chuyên chở vật liệu từ các mỏ đất đá dọc theo tuyến đường.

Tại ngã ba nút giao giữa QL1 và ĐT532, tuy có hệ thống đèn giao thông và biển báo cấm đi ngược chiều nhưng nhiều xe tải Howo chở đầy đất đá, phủ kín bạt vẫn cứ lao ầm ầm vào đường ngược chiều, từ ĐT532 ra QL1, khiến người đi đường hoảng sợ.

Trong một lần đi thực tế kiểm tra tình trạng xe quá tải tại QL48 (tỉnh Nghệ An), chúng tôi chứng kiến các TTGT phải ngồi “canh” chiếc xe tải Howo để vây bắt. Khi phát hiện chiếc xe có dấu hiệu chở quá tải, lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nhưng lái xe không xuất trình giấy tờ, khóa cửa xe bỏ đi.

Trực tiếp tại hiện trường, ông Nguyễn Sỹ Thắng - Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Nghệ An cho biết, đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều lái xe vi phạm thường phản ứng theo kiểu bất hợp tác như vậy, đóng cửa xe bỏ đi hoặc thắc mắc cân xách tay không chính xác và đòi hỏi phải cân ở trạm dịch vụ. Thậm chí, có lái xe còn gọi cả các đối tượng “xã hội đen” đến can thiệp, thậm chí hành hung cán bộ thanh tra gây thương tích. Hay trên nhiều tuyến đường trọng điểm, khi lực lượng chức năng kiểm tra ban ngày thì xe quá tải chuyển sang chạy đêm hoặc ngược lại. Một số chủ xe thuê cả đội ngũ “cò” canh chừng lực lượng chức năng, khi phát hiện thấy lực lượng thi hành nhiệm vụ liền báo cho lái xe dừng hoạt động.

Không chỉ riêng ở Nghệ An, trên tuyến QL1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng xe quá tải “bùng phát” đang gây ra nhiều hệ lụy không chỉ gây mất ATGT mà còn kéo theo các vấn đề về môi trường và trở thành nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân.

Theo đó, mỗi ngày trên tuyến QL1 đoạn qua huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu xây dựng nối đuôi nhau chạy rầm rầm từ sáng đến đêm, cao điểm vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng. Tính chuyến ăn tiền nên những xe này chạy như đua trên đường, cứ khoảng 5 đến 7 phút lại thấy một chiếc xe chở đầy ắp đất, sỏi rơi vung vãi, bụi bay mù mịt chạy qua. Nhiều khi, cát mới hút từ dưới sông cũng được đổ lên thùng xe, đi đến đâu nước, cát chảy lênh láng ra đường đến đó...

Từ thực trạng đó, dù đường sá liên tục được sửa chữa nhưng được vài tháng nứt lại hoàn nứt, lún lại hoàn lún. Các vết nứt cứ kéo dài thêm theo năm tháng, tạo thành những con “lươn” khổng lồ.

Kỳ lạ “trên nóng - dưới lạnh”

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng Lê Văn Tiến cho rằng, tình trạng xe chở quá tải hiện nay đang là vấn đề nan giải của ngành GTVT. Thực tế tại các cảng, bến thủy nội địa vẫn xuất hiện nhiều doanh nghiệp sử dụng các xe tải chở hàng hóa gấp đôi, gấp ba tải trọng cho phép rồi chạy qua những con đê, con đường chỉ chịu được 12 đến 13 tấn mà không hề bị xử lý. Việc này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính ở Hải Phòng, bởi cứ xe nào chịu chở quá tải thì có nhiều mối hàng. Do đó, các cơ quan quản lý cần siết chặt các xe vận tải, xử lý nghiêm nếu xe ra vào bến thủy nội địa không đủ điều kiện, đồng thời phải có chế tài cứng rắn như thu giữ phương tiện, rút giấy phép kinh doanh…

Có thể thấy, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trong thời gian qua được Chính phủ rất coi trọng và chỉ đạo sát sao, từ đó các doanh nghiệp hoạt động chân chính tin tưởng rằng hiệu quả công tác này đem lại sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho thị trường vận tải. Ðáng tiếc, sau một thời gian phong trào đang có xu hướng “đầu voi, đuôi chuột”, một số địa phương, bộ, ngành chức năng dường như đang buông dần.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình TTATGT 6 tháng đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (thời điểm đó là Phó Thủ tướng - Trưởng ban ATGT Quốc gia - PV) nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục thực hiện kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ, kiên quyết xử lý nghiêm xe chở hàng quá tải. Địa phương nào để “lọt” xe quá tải, chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm. Theo năm tháng, dường như nhiều địa phương đã “quên” chỉ đạo của Phó Thủ tướng lúc bấy giờ.

Đặc biệt, tại Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, Thủ tướng đã giao cụ thể trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe là của chính quyền địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về tình trạng xe quá tải trên địa bàn mình quản lý.

Có thể thấy, vấn đề xe quá tải “nóng” tới mức cả Thủ tướng Chính phủ cho đến Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia thường xuyên yêu cầu các tỉnh cần tập trung xử lý triệt để. Về phía Bộ GTVT, nhiều lần đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện ra đường chỉ đạo “vây bắt” xe quá tải.

Trước thực trạng xe quá tải, quá khổ, xe cơi nới thành thùng vẫn ung dung chạy như chỗ không người tại nhiều địa phương, không biết rồi lãnh đạo các địa phương này sẽ báo cáo như thế nào với Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia về trách nhiệm của mình?!

 
 “Cuoc chien” chong xe qua tai: Nguy co “vo tran” sau nhieu nam “tong tan cong” - Hinh anh 4
 

 Cuối năm 2013 đầu năm 2014, Tổng cục ĐBVN đã đầu tư cho 63 tỉnh, thành phố mỗi địa phương một bộ cân tải trọng di động để bắt đầu “cuộc tổng tấn công” xe quá tải. Theo đánh giá của Bộ GTVT, sau gần 5 năm ráo riết vào cuộc của các bộ, ngành và địa phương, xe quá tải đã giảm đến 90%. Tuy nhiên từ đó đến nay, nhiều trạm cân đã phải giải tán hoặc tạm ngừng hoạt động khiến hoạt động xe quá tải bùng phát trở lại tại nhiều địa phương.

Như “ong vỡ tổ”

Theo ghi nhận của PV trên nhiều tuyến đường, xe quá tải đã hoạt động mạnh trở lại. Ngay trên địa bàn Hà Nội, đường Hồ Chí Minh đoạn Xuân Mai - Hòa Lạc, QL6 đoạn Hòa Lạc - Hòa Bình, xe quá tải trọng, xe cơi nới thành thùng chở nguyên vật liệu hoạt động bất kể ngày đêm.

Tại nhiều địa phương trên cả nước, dọc theo QL1, nạn xe quá tải đang tái diễn do hiện nay hầu hết các địa phương đã giải tán trạm kiểm soát tải trọng lưu động và không còn sử dụng cân lưu động. Trên tuyến QL1 và ĐT532 ở Bắc Giang, ngày cũng như đêm, từng đoàn xe quá tải hoạt động rầm rộ. Các xe tải hạng nặng như Howo, sơ-mi rơ-moóc liên tục “cày xới” tại hai tuyến quốc lộ này mà không gặp bất kỳ sự giám sát của cơ quan chức năng nào. Theo phản ánh của một số người dân sống xung quanh khu vực, những phương tiện này phục vụ các công trường san lấp trên địa bàn, chuyên chở vật liệu từ các mỏ đất đá dọc theo tuyến đường.

Tại ngã ba nút giao giữa QL1 và ĐT532, tuy có hệ thống đèn giao thông và biển báo cấm đi ngược chiều nhưng nhiều xe tải Howo chở đầy đất đá, phủ kín bạt vẫn cứ lao ầm ầm vào đường ngược chiều, từ ĐT532 ra QL1, khiến người đi đường hoảng sợ.

Trong một lần đi thực tế kiểm tra tình trạng xe quá tải tại QL48 (tỉnh Nghệ An), chúng tôi chứng kiến các TTGT phải ngồi “canh” chiếc xe tải Howo để vây bắt. Khi phát hiện chiếc xe có dấu hiệu chở quá tải, lực lượng chức năng đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nhưng lái xe không xuất trình giấy tờ, khóa cửa xe bỏ đi.

Trực tiếp tại hiện trường, ông Nguyễn Sỹ Thắng - Chánh Thanh tra Sở GTVT tỉnh Nghệ An cho biết, đây không phải là trường hợp cá biệt. Nhiều lái xe vi phạm thường phản ứng theo kiểu bất hợp tác như vậy, đóng cửa xe bỏ đi hoặc thắc mắc cân xách tay không chính xác và đòi hỏi phải cân ở trạm dịch vụ. Thậm chí, có lái xe còn gọi cả các đối tượng “xã hội đen” đến can thiệp, thậm chí hành hung cán bộ thanh tra gây thương tích. Hay trên nhiều tuyến đường trọng điểm, khi lực lượng chức năng kiểm tra ban ngày thì xe quá tải chuyển sang chạy đêm hoặc ngược lại. Một số chủ xe thuê cả đội ngũ “cò” canh chừng lực lượng chức năng, khi phát hiện thấy lực lượng thi hành nhiệm vụ liền báo cho lái xe dừng hoạt động.

Không chỉ riêng ở Nghệ An, trên tuyến QL1 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh, tình trạng xe quá tải “bùng phát” đang gây ra nhiều hệ lụy không chỉ gây mất ATGT mà còn kéo theo các vấn đề về môi trường và trở thành nỗi kinh hoàng cho nhiều người dân.

Theo đó, mỗi ngày trên tuyến QL1 đoạn qua huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), hàng trăm lượt xe tải chở vật liệu xây dựng nối đuôi nhau chạy rầm rầm từ sáng đến đêm, cao điểm vào khoảng từ 1 đến 3 giờ sáng. Tính chuyến ăn tiền nên những xe này chạy như đua trên đường, cứ khoảng 5 đến 7 phút lại thấy một chiếc xe chở đầy ắp đất, sỏi rơi vung vãi, bụi bay mù mịt chạy qua. Nhiều khi, cát mới hút từ dưới sông cũng được đổ lên thùng xe, đi đến đâu nước, cát chảy lênh láng ra đường đến đó...

Từ thực trạng đó, dù đường sá liên tục được sửa chữa nhưng được vài tháng nứt lại hoàn nứt, lún lại hoàn lún. Các vết nứt cứ kéo dài thêm theo năm tháng, tạo thành những con “lươn” khổng lồ.

Kỳ lạ “trên nóng - dưới lạnh”

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Hải Phòng Lê Văn Tiến cho rằng, tình trạng xe chở quá tải hiện nay đang là vấn đề nan giải của ngành GTVT. Thực tế tại các cảng, bến thủy nội địa vẫn xuất hiện nhiều doanh nghiệp sử dụng các xe tải chở hàng hóa gấp đôi, gấp ba tải trọng cho phép rồi chạy qua những con đê, con đường chỉ chịu được 12 đến 13 tấn mà không hề bị xử lý. Việc này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp vận tải làm ăn chân chính ở Hải Phòng, bởi cứ xe nào chịu chở quá tải thì có nhiều mối hàng. Do đó, các cơ quan quản lý cần siết chặt các xe vận tải, xử lý nghiêm nếu xe ra vào bến thủy nội địa không đủ điều kiện, đồng thời phải có chế tài cứng rắn như thu giữ phương tiện, rút giấy phép kinh doanh…

Có thể thấy, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện trong thời gian qua được Chính phủ rất coi trọng và chỉ đạo sát sao, từ đó các doanh nghiệp hoạt động chân chính tin tưởng rằng hiệu quả công tác này đem lại sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh cho thị trường vận tải. Ðáng tiếc, sau một thời gian phong trào đang có xu hướng “đầu voi, đuôi chuột”, một số địa phương, bộ, ngành chức năng dường như đang buông dần.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình TTATGT 6 tháng đầu năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (thời điểm đó là Phó Thủ tướng - Trưởng ban ATGT Quốc gia - PV) nhấn mạnh, UBND các tỉnh, thành phố cần tiếp tục thực hiện kiểm soát, duy trì hoạt động của trạm kiểm soát tải trọng xe 24/24 giờ, kiên quyết xử lý nghiêm xe chở hàng quá tải. Địa phương nào để “lọt” xe quá tải, chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm. Theo năm tháng, dường như nhiều địa phương đã “quên” chỉ đạo của Phó Thủ tướng lúc bấy giờ.

Đặc biệt, tại Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông, Thủ tướng đã giao cụ thể trách nhiệm kiểm soát tải trọng xe là của chính quyền địa phương. Lãnh đạo chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về tình trạng xe quá tải trên địa bàn mình quản lý.

Có thể thấy, vấn đề xe quá tải “nóng” tới mức cả Thủ tướng Chính phủ cho đến Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia thường xuyên yêu cầu các tỉnh cần tập trung xử lý triệt để. Về phía Bộ GTVT, nhiều lần đích thân Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN Nguyễn Văn Huyện ra đường chỉ đạo “vây bắt” xe quá tải.

Trước thực trạng xe quá tải, quá khổ, xe cơi nới thành thùng vẫn ung dung chạy như chỗ không người tại nhiều địa phương, không biết rồi lãnh đạo các địa phương này sẽ báo cáo như thế nào với Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia về trách nhiệm của mình?!

Theo Tapchigiaothong

Tin liên quan