Tuyến giao thông Vành đai 3 trên cao được vệ sinh môi trường ra sao?

 
Chia sẻ

Vành đai 3 trên cao là tuyến giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội, hàng ngày có rất nhiều phương tiện vận tải liên tỉnh tải trọng lớn lưu thông qua đây. Ngoài việc đảm bảo lưu thông phương tiện giảm ùn tắc, còn cần đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, bởi trên tuyến đường này phát sinh bụi đất với khối lượng lớn hàng ngày.

Một dự án quy mô

Đường Vành đai 3 Hà Nội dài khoảng 65km, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm. Trong đó, đường Vành đai 3 trên cao từ km 159+128/QL1 đến cầu vượt Mai Dịch với tổng chiều dài là 36,552km, rộng 24m với 4 làn xe.

Đường Vành đai 3 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm toàn bộ các tuyến đường sau: đường Võ Văn Kiệt - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm - cầu cạn Pháp Vân - cầu Thanh Trì - quốc lộ 1A mới đoạn từ cầu Thanh Trì đến Ninh Hiệp. Riêng đoạn từ Ninh Hiệp đến đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài gồm nhiều đường nội thị nhỏ đi qua các điểm khống chế Việt Hùng - Đông Anh - Tiên Dương - Nam Hồng (nằm phía Nam của đường sắt vành đai Bắc)

Theo quy hoạch cho giai đoạn I, đoạn Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì cấu thành bởi đường đô thị hai bên kết hợp với đường cao tốc đô thị ở giữa. Trong giai đoạn II, sẽ làm 8,912km gồm 385m đường và 8.527m cầu cạn chính tuyến, gồm 4 làn cao tốc, 2 làn dừng khẩn cấp. Hiện, đường cao tốc trên cao đoạn từ phía Nam cầu Thanh Trì đến cuối đường Phạm Văn Đồng (cạnh Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành và trong giai đoạn 2016-2020 sẽ làm tiếp 5,2km đường cao tốc trên cao đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long.

Tuyen giao thong Vanh dai 3 tren cao duoc ve sinh moi truong ra sao? - Hinh anh 1

Vành đai 3 không còn là của Hà Nội

 Một lãnh đạo của Ban quản lý dự án Thăng Long đánh giá về mật độ lưu thông trên tuyến đường Vành đai 3 cũng như Vành đai 3 trên cao như sau: “Tất cả các trục giao thông, các đường quốc lộ kết nối với khu vực xung quanh Hà Nội đều phải đi qua đường Vành đai 3 sau đó kết nối đi các hướng khác. Do vậy, hiện nay lưu lượng ở tất cả các nhánh như ở Quốc lộ 1 phía tỉnh Lạng Sơn, rồi từ Hải Phòng về muốn đi phía Nam đều phải đi vòng qua đường Vành đai 3 xuống đường Pháp Vân.

Ngay cả các đường đại lộ Thăng Long hay ở khu vực phía Bắc muốn đi về cũng phải đi qua đường Vành đai 3. Trong khi đó, đường Vành đai 3 trên cao mặt cắt chỉ có 4 làn xe đây là vấn đề thứ nhất. Thứ hai là hiện nay khu vực đường Vành đai 3 đô thị hóa nhanh, tuyến đường nằm gọn trong khu dân cư chứ chức năng không còn là vành đai của thành phố”.

Từ những vấn đề trên có thể thấy được tầm quan trọng thiết yếu của tuyến đường này. Thành phố cần hết sức quan tâm đến vấn đề môi trường. Nếu không được quét hút bụi đảm bảo tần suất, khối lượng, chất lượng sẽ rất dễ phát tán bụi ra không khí cho các tuyến đường bên dưới và khu dân cư xung quanh. Đây cũng là một điều các nhà khoa học và người dân sinh sống đặc biệt quan tâm. Bởi với lưu lượng xe lưu thông qua đây quá lớn. Chỉ với những thống kê cơ học trên các báo chí về những vụ tai nạn giao thông gây tắc đường, hay chất lượng không khí tại khu vực này tăng rất cao khi đưa vào hoạt động.

Tuyen giao thong Vanh dai 3 tren cao duoc ve sinh moi truong ra sao? - Hinh anh 2
Tuyến đường Vành đai 3 thường xuyên tồn đọng bụi bẩn, bùn đất ảnh hưởng đến các tuyến đường bên dưới và khu dân cư xung quanh

Theo ghi nhận của  phóng viên, trên tuyến đường này hai bên vỉa, đặc biệt là vỉa phía dải phân cách giữa thường xuyên tồn đọng bụi bẩn, bùn đất và rất ít khi thấy các xe quét hút bụi trên tuyến đường này, đồng thời mỗi khi tác nghiệp xe quét hút đều gây bụi mù mịt cho cả 2 chiều đường đi tại khu vực quét...

Vì vậy, Hà Nội đã mở thầu gói thầu đảm bảo duy trì vệ sinh môi trường trên tuyến Vành đai 3 trên cao bắt đầu từ tháng 7-2019. Câu hỏi đặt ra với Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) để làm rõ nguyên nhân tại sao được UBND thành phố đầu tư quy mô lớn với các xe quét hút hiện đại, tiêu chuẩn châu Âu lại không đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường như vậy, thì được biết là gói thầu duy trì vệ sinh môi trường trên tuyến Vành đai 3 trên cao không phải do công ty thực hiện.

Qua tìm hiểu, được biết gói thầu này Sở Xây dựng giám sát và hiện tại gói thầu này đang được Trung tâm mua sắm tài sản công và Tư vấn tài chính, Sở Tài chính tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu mới cho giai đoạn từ tháng 7-2019 đến hết năm 2020. Để đảm bảo cho một tuyến đường quan trọng vốn đã được coi “không còn là riêng của Thủ đô” thì UBND thành phố cần thiết phải có sự quan tâm đến việc chọn nhà thầu có đủ năng lực, tiềm lực và thực sự đảm bảo vệ sinh môi trường cho một thành phố hiện đại, văn minh.

Theo An ninh Thủ đô

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h