|
Tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. |
Theo đó, Dự án thành phần ĐTXD đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 với tổng chiều dài 99km. Điểm đầu cao tốc nằm kết nối vào cao tốc Vĩnh Hảo – Phan Thiết và điểm cuối kết nối với đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại Km43+125, thuộc địa phận huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Nhằm bảo đảm hiệu quả khai thác của hệ thống thu phí kín tự động không dừng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ban hành bổ sung mức phí dịch vụ sử dụng tuyến đường này, cụ thể như sau:
|
Mức phí trên tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây |
Thời gian áp dụng, kể từ thời điểm Dự án thành phần ĐTXD đoạn Phan Thiết - Dầu Giây hoàn thành, đưa vào khai thác hoặc theo Văn bản của các cơ quan có thẩm quyền.
Các phương tiện sử dụng dịch vụ trên tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng theo quy định để bảo đảm hoàn vốn đầu tư dự án theo của Bộ GTVT, trừ các trường hợp được miễn theo quy định của Bộ GTVT.
Trường hợp được miễn phí quy định tại Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và Thông tư số 28/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường vộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và các quy định điều chỉnh, bổ sung (nếu có).
Trong quá trình tham gia giao thông trên cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh sự cố, đề nghị chủ phương tiện phản ánh qua Hotline: 02862529191 để được hỗ trợ kịp thời.
Được biết, sau khi hoàn thành và đưa vào khai thác, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây cùng với cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây mở ra cơ hội lớn để phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố trong khu vực. Đồng thời, các tuyến cao tốc này đang từng bước hình thành mạng lưới đường bộ cao tốc theo Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.