Mặc dù bị đường bộ cạnh tranh quyết liệt nhưng năm 2023, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng 102km, doanh thu vận tải đạt hơn 110 tỷ đồng, bằng 136% cùng kỳ, trong đó hơn 70% số khách đi tàu để tham gia trải nghiệm foodtour Hải Phòng. Điều này chứng tỏ, hành khách không hề quay lưng với đường sắt, nếu đường sắt biết khai thác thị trường.
Sau khi các tuyến đường bộ cao tốc hoàn thành đưa vào sử dụng, các tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Đồng Đăng giảm lượng khách đi tàu. Việc Công ty CP vận tải Đường sắt Hà Nội (HARACO) đã khai thác thành công tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng bằng cú “bắt tay” ngoạm mục với du lịch Hải Phòng đã mở ra một hướng đi mới.
Với 24 nhà xe, phần lớn giường nằm Toàn Thắng, Sapa Express, Phúc An, Sapa Group Bus, Kad Bus… mỗi ngày có 338 chuyến xe, giá vé từ 220.000 ngàn đồng đến 220.000 ngàn đồng (xe Limousine), khách du lịch Sapa chỉ còn đi tàu chiều từ Hà Nội lên Lào Cai, đi ô tô chiều về với thời gian chỉ khoảng 5 giờ. Sản lượng vận tải đường sắt tuyến này đã giảm 70%, chủ yếu chỉ còn tham gia vận chuyển quặng Apatit, nhiều người không tin đường sắt có thể giành lại thị trường.
Đường sắt không khoanh tay, ngoài việc giảm giá để cạnh tranh, HARACO còn mạnh dạn tung ra vé tháng (không hạn chế lượt đi trong tháng), vé nhóm nhằm đa dạng hóa các loại sản phẩm, tiếp cận với nhiều đối tượng khách đi tàu đã được hành khách đón nhận. Theo đó, Công ty đã giảm giá combo khi mua vé nhóm từ 4 người trở lên giảm giá combo khi mua vé nhóm từ 8 người trở lên, chuyển tiếp bằng ô tô từ ga Lào Cai đến các khách sạn tại SaPa với chi phí 55.000 ngàn đồng để thu hút khách. Nhưng với giá vé giường nằm mềm tầng 1 là 394.000 đồng, tầng 2 là 374.000 đồng thì chiều về, tàu vẫn trống khách, chỉ chạy vào cuối tuần.
Nếu như vẫn duy trì phương án chạy tàu cân đối, xuất phát 2 đầu Hà Nội, Lào Cai cùng lúc vào ban đêm, giá vé cần bằng chiều đi-về, đến ga cuối tàu phải nằm gá gửi 15-16 giờ thì thu sẽ không thể bù chi. Sau nhiều tháng nghiên cứu, HARACO đã thay đổi phương án kinh doanh, chỉ dùng 1 ram tàu khách (thay vì 2 ram) quay nhanh, chạy thường xuyên mác tàu SP1/SP10, trong đó vé chiều về từ Lao Cai đến Hà Nội giường mềm chỉ 220 nghìn đồng, chênh lệch giá vé tàu SP1 (chiều lên Lào Cai) và SP10 (chiều về Hà Nội) khá lớn. Rất nhiều khách du lịch đã quan tâm đến lịch chạy tàu và giá vé được đánh giá là hấp dẫn của tàu SP10, xuất phát ga Lào Cai lúc 8 giờ 30.
Việc 26/3 tới đây, HARACO phối hợp với ngành du lịch Huế, Đà Nẵng chạy tàu du lịch khoảng 3 giờ giữa 2 địa phương có nhiều di sản văn hóa đang được nhiều người quan tâm. Cụ thể, buổi sáng tàu HĐ1 chạy Huế 7h45, đến Đà Nẵng lúc 10h35; tàu HĐ2 chạy Đà Nẵng 7h50, đến Huế 11h05. Buổi chiều tàu HĐ3 chạy Huế lúc 14h25, đến Đà Nẵng lúc 17h40; tàu HĐ4 chạy Đà Nẵng lúc 15h00, đến Huế lúc 17h45. Với giá vé 150 nghìn, cho hành trình 103 km, giảm 20% giá vé cho các đơn vị du lịch trong hiệp hội du lịch Huế, Đà Nẵng, giá vé tháng 900.000 đồng/vé và giảm giá cho các đối tượng chính sách…thì Công ty đang hướng sản phẩm cho đối tượng du lịch hơn là vận tải đơn thuần như mác tàu chợ 163/164 trước đây.
Tổng giám đốc HARACO Nguyễn Viết Hiệp cho biết: Chúng tôi nghiên cứu, phân tích sâu tập khách hàng, điểm hòa trong kinh doanh để quyết định chính sách giá. Tổng công ty đã hỗ trợ đơn vị liên kết với du lịch địa phương trong việc tổ chức chạy tàu du lịch Huế - Đà Nẵng. Đơn vị đã sớm có kế hoạch chỉnh bị những toa xe khách đảm bảo chất lượng, đào tạo lại nhân viên phục vụ đạt chuẩn, xây dựng lịch chạy tàu phù hợp để thu hút khách.
Kinh doanh vận tải hành khách đường sắt truyền thống đang bị máy báy giá rẻ cạnh tranh quyết liệt, chỉ 1% số khách đi suốt Hà Nội-TP Hồ Chí Minh. Các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật hiện nay trong công tác vận chuyển hành khách cự ly vận chuyển bình quân 320 km/hành khách, suất thu bình quân 640 nghìn đồng/hành khách cho thấy nếu không phát triển sản phẩm vận tải mới, đường sắt sẽ gặp khó khăn khi đường bộ cao tốc đang được gấp rút hoàn thành. Đối với các mác tàu chính hàng ngày chạy Hà Nội-Sài Gòn SE1/2, SE3/4, SE5/6, SE7/8 để đạt và duy trì được doanh thu trung bình 1 tỷ đồng/vòng quay (điểm hòa) trong bối cảnh hiện nay là cả nỗ lực lớn của đường sắt.
Thực tế, công tác kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường sắt năm 2023 hết sức khó khăn khi các đội tàu biển đã “hồi sức” sau đại dịch Covid-19, ngoài ra 400 nghìn đầu kéo container tung hoành trên các chặng đường cũng khiến cho đường sắt không thể xem thường. Do không nối được với các cảng biển lớn, các khu công nghiệp thì vận tải hàng hóa đường sắt gặp bất lợi. Vấn đề này không thể giải quyết “ngày một, ngày hai”, nhất là khi đường sắt chưa đủ lượng kinh phí hàng nghìn tỷ đồng để cơ cấu lại sức kéo, sức chở để cân đối lại giá thành vận tải. Nói cách khác, trong thời gian tới kinh doanh vận tải đường sắt vẫn phải hướng tới vận tải hành khách, đây vẫn là mũi nhọn của cả Tổng công ty phải tập trung đột phá, tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau.
Kinh doanh giá trị gia tăng mặt hàng gì trên tập khách hàng đi tàu xấp xỉ 5 triệu người/năm, có thời gian ngồi tàu trung bình khoảng 4,5 giờ như thế nào cho hiệu quả đang là một vấn đề lớn cần được phân tích kỹ hơn. Trong bối cảnh đó, phương án kinh doanh các tàu SP1/SP10 (Hà Nội - Lào Cai) và tàu du lịch HĐ (Huế - Đà Nẵng) của HARACO được đánh giá cao bởi tính sáng tạo, hiệu quả.
Đông Hùng