|
Ảnh minh hoạ |
Theo đó, về chu kỳ đăng kiểm xe taxi, Bộ GTVT cho biết hiện nay các đơn vị tham mưu đang nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 70/2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Qua đó cho phép tăng chu kỳ đăng kiểm lần đầu đối với xe ô tô chở người đến 9 chỗ có kinh kinh doanh vận tải từ 18 tháng lên 24 tháng, và từ 6 lên 12 tháng đối với chu kỳ định kỳ.
Liên quan đến đề xuất miễn nộp phí bảo trì đường bộ đến hết năm nay, theo lãnh đạo Bộ GTVT, cơ quan này đang phối hợp với Bộ Tài chính để góp ý nội dung sửa đổi Thông tư 112/2020 của Bộ Tài chính và các Thông tư liên quan nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh ứng phó với dịch COVID-19 do Bộ Tài chính chủ trì.
Đối với đề xuất có chính sách, cơ chế phù hợp để các nhà đầu tư BOT giảm phí sử dụng đường bộ theo Thông tư số 112/2020, phía Bộ GTVT cho hay Thông tư số 112/2020 quy định mức phí sử dụng đường bộ (phí thu trên đầu phương tiện) đối với xe ôtô kinh doanh vận tải của doanh nghiệp kinh doanh vận tải, hợp tác xã kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh vận tải. Việc thu phí dịch vụ đường bộ không thuộc đối tượng quy định tại Thông tư số 112/2020, do đó các nhà đầu tư không phải thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư này.
Mặt khác, một số dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư do Bộ GTVT quản lý đã thực hiện giảm phí dịch vụ sử dụng đường bộ; các dự án BOT chưa được xem xét tăng giá sử dụng đường bộ mặc dù đã đến thời điểm tăng giá trong 3 năm gần đây nhằm chia sẻ và đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước-người dân-doanh nghiệp.
Hơn nữa, các nhà đầu tư BOT cũng là các doanh nghiệp và cũng đều chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 do giảm lưu lượng phương tiện lưu thông qua trạm làm giảm doanh thu ảnh hưởng đến khả năng cân đối tài chính của doanh nghiệp; phát sinh tăng chi phí lãi vay và chi phí hoạt động của doanh nghiệp.