Cụ thể từ ngày 16 đến 22-1-2020 (tức ngày 22 đến 28 tháng Chạp), ngành Đường sắt đã bán hết vé. Tuy nhiên, từ ngày 11-1 đến 15-1-2020 (tức ngày 17 đến 21 tháng Chạp) chiều từ Nam ra Bắc vẫn còn vé.
“Cũng như mọi năm, hiện vé chiều Bắc vào Nam trước Tết Nguyên đán còn khá nhiều và chiều vào từ Bắc vào Nam sau Tết cũng chưa bán được nhiều có thể do hành khách chưa có kế hoạch cụ thể để mua vé sau Tết. Đặc biệt, giá vé tàu Tết năm nay hầu như không có sự thay đổi so với năm ngoái”, ông Đỗ Văn Hoan cho hay.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, ngành Đường sắt tiếp tục tổ chức các đoàn tàu chạy thường xuyên hằng ngày, như: 5 đôi tàu SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE9/SE10 tuyến Sài Gòn - Hà Nội và ngược lại; 1 đôi tàu SQN1/SQN2 tuyến Sài Gòn - Quy Nhơn và ngược lại; 1 đôi tàu SNT1/SNT2 tuyến Sài Gòn - Nha Trang và ngược lại; 1 đôi tàu SPT1/SPT2 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết và ngược lại.
Ngoài ra, ngành Đường sắt cũng tổ chức 5 đôi tàu tăng cường trên tuyến Sài Gòn - Hà Nội và ngược lại gồm: SE11/SE12, SE19/SE20, SE29/ SE30, SE23/SE24, TN3/TN4.
Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, ngành Đường sắt cung cấp gần 300.000 chỗ phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán Canh Tý. Trước đó, cùng với việc bán vé tại nhà ga, ngành Đường sắt đã triển khai bán vé trên website, tại các điểm và đại lý bán vé; qua ứng dụng ví điện tử và tổng đài bán vé.