Duyệt điều chỉnh dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội

NGỌC HẢI
Chia sẻ

Giaothonghanoi - UBND TP Hà Nội đã phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) thí điểm của TP, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội tiến độ đến năm 2027 với tổng mức đầu tư trên 34,8 nghìn tỷ đồng.

Xét đề nghị của UBND TP Hà Nội tại Tờ trình số 104/TTr- UBND ngày 24/4/2023; và ý kiến của các Bộ: KH&ĐT, GTVT… ngày 30/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ - TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Tuyến ĐSĐT thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội”.

Ngày 25/7 vừa qua, UBND TP Hà Nội cũng đã có Quyết định số 3785/QĐ – UBND về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án tuyến ĐSĐT thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, tiến độ thực hiện từ năm 2009 - 2027.

Duyet dieu chinh du an duong sat do thi Nhon - Ga Ha Noi - Hinh anh 1
 UBND TP Hà Nội cũng đã có Quyết định số 3785/QĐ – UBND về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án tuyến ĐSĐT thí điểm số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội, tiến độ thực hiện từ năm 2009 - 2027.

Điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án thành: 34.826 tỷ đồng, tăng thêm 1.916 tỷ đồng. Trong đó: vốn đối ứng ngân sách thành phố Hà Nội tăng 3.895,93 tỷ đồng và vốn vay ODA giảm 1.979,93 tỷ đồng.

Dự án ĐSĐT Nhổn - Ga Hà Nội được có chiều dài 12,5km, gồm 12 ga (8,5km đi trên cao với 8 ga trên cao và 4km đi ngầm với 4 ga ngầm). Lộ trình: điểm đầu Nhổn - điểm cuối ga Hà Nội (trên đường Trần Hưng Đạo, trước ga Hà Nội). Đường sắt khổ đôi 1.435 mm tiêu chuẩn Châu Âu; 10 đoàn tàu và 1 Depot diện tích 15,5ha.

Dự án Tuyến ĐSĐT Nhổn - ga Hà Nội có quy mô lớn và phức tạp, được áp dụng công nghệ và tiêu chuẩn mới của nước ngoài. Lãnh đạo Ban Quản lý ĐSĐT Hà Nội chia sẻ, trong quá trình thực hiện, dù đã và đang không ngừng nỗ lực, Dự án vẫn gặp phải những khó khăn nhất định.

Ví dụ như công tác giải phóng mặt bằng phức tạp kéo dài; sự phối hợp giữa tư vấn, Chủ đầu tư và các Sở, ngành liên quan chưa hiệu quả; năng lực của nhà thầu Hancorp (gói thầu CP05 - công trình kiến trúc depot) còn hạn chế.

Đặc biệt, những vướng mắc liên quan đến sự khác biệt giữa quy định của Hợp đồng FIDIC và pháp luật Việt Nam rất phức tạp, khó giải quyết. Quy định, thủ tục giao kế hoạch vốn ODA của Việt Nam và quy định của các Nhà tài trợ chưa đồng bộ, kịp thời.

Nhiều vướng mắc về quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá, giá vật tư, thiết bị chuyên ngành ĐSĐT; ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19 và những khó khách quan khác buộc Dự án phải lùi tiến độ.

Căn cứ tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc nêu trên, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho điều chỉnh chủ trương đầu tư, thời gian hoàn thành dự án cũng như tổng mức đầu tư để phù hợp với thực tế. UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Chủ đầu tư và các nhà thầu, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ, sớm Dự án vào khai thác, sử dụng.

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h