Hiện nay, đường Vành đai 3 từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì đều có đầy đủ 2 hợp phần là đường trên cao (dành riêng cho phương tiện ô tô) và phần đi thấp. Riêng phần đi thấp chỉ còn khuyết khoảng hơn 300m từ nút giao Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ đến đường Hoàng Liệt (qua hồ Linh Đàm)
|
Sơ đồ đoạn đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm sắp được thực hiện |
Hầu hết các phương tiện di chuyển từ khu vực Linh Đàm đến đường Giải Phóng – Ngọc Hồi và cầu Thanh Trì đều phải đi qua đường Nguyễn Hữu Thọ khiến "nút thắt" này thường xuyên ùn tắc. Việc xây dựng đoạn đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm thực sự là một tin vui đối với người dân Thủ đô.
|
Phối cảnh tổng thể phương án thiết kế đường Vành đai 3 qua hồ Linh Đàm |
Theo báo cáo thực hiện dự án của Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội, dự án “Đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm và nhánh kết nối với đường vành đai 3” có tổng mức đầu tư là 341.672 triệu đồng.
Dự án bao gồm hạng mục xây dựng 2 cầu đi thấp qua hồ Linh Đàm, một đầu nối với đường Hoàng Liệt, một đầu nối ra đường Nguyễn Xiển, song song với cầu cạn Vành đai 3 trên cao hiện nay. Dự án có tổng chiều dài là 542m, trong đó cầu đi thấp phía Bắc có chiều dài 260m, cầu đi thấp phía Nam có chiều dài 282m, bề rộng mỗi cầu là 13m.
|
Cầu dưới thấp được thiết kế các mố chui để kết nối đường đi bộ ven hồ |
Ngoài ra, đường Vành đai 3 đi thấp này còn được bố trí 2 nhánh kết nối với đường Vành đai 3 trên cao với tổng chiều dài là gần 555m, bề rộng mỗi cầu 7m. Trong đó nhánh lên có chiều dài 228m, nhánh xuống có chiều dài gần 267m.
Đại diện Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, đây lại là một dự án có ý nghĩa đặc biệt, giúp cởi bỏ nút thắt giao thông cho toàn bộ khu vực cửa ngõ phía Nam TP. Do đó, việc thực hiện dự án là vô cùng cấp thiết, nhằm giảm thiểu tình trạng UTGT đã gây bức xúc cho người dân lâu nay.
Dự kiến, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2020.