|
Phát động toàn dân phát hiện, cung cấp các thông tin phản ánh hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. |
Kế hoạch nhằm triển khai thống nhất, đồng bộ các biện pháp, giải pháp, trọng tâm là vận dụng triệt để thành tựu của Cuộc cách mạng 4.0 trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phấn đấu mỗi người dân là một “tuvên truyền viên", một “cộng tác viên” đắc lực với lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phát huy dân chủ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự và an toàn giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để huy động người dân tham gia.
Thông tin phản ánh của Nhân dân phải bảo đảm khách quan, chính xác; việc tiếp nhận, xác minh, xử lý, giải quyết thông tin phản ánh phải kịp thời, đúng hành vi vi phạm và đúng quy định pháp luật. Đồng thời, bảo đảm an toàn, bí mật về danh tính cua người cung cấp thông tin, tài liệu; kịp thời động viên, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc, tích cực trong tham gia hoạt động phong trào; xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng phong trào.
Phong trào được triển khai trên phạm vi toàn thành phố Hà Nội, tuyên truyền Nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, hướng dẫn cách thức nhận diện, vận động Nhân dân chủ động phát hiện, kịp thời phản ánh các hành vi vi phạm: Xe ô tô khách chở quá số người quy định; đón trả khách không đúng nơi quy định; xe ô tô tải chở quá khổ, quá tải, "cơi nới" thành thùng, chở vật liệu để rơi vãi; hoạt động không đúng giờ quy định (bao gồm cả xe chở rác); xe ô tô đi vào đường cấm, đi ngược chiều, đi vào làn khẩn cáp trên đường cao tộc; ô tô, xe máy lạng lách, đánh võng gây mát an toàn giao thông cho người và phương tiện khác, mát trật tự, an toàn xã hội... Đầu mối tiếp nhận là Công an Thành phố (qua các kênh tương tác trực tuyến như: số điện thoại của Phòng Cảnh sát giao thông: 024.3942.4451, tài khoản Zalo “Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội”).
Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trên cơ sở nhận diện các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, chủ động, tích cực cung cấp các thông tin, tài liệu phản ánh bằng cách thức ghi nhận đầy đủ thông tin về: (1) Nội dung hành vi vi phạm; (2) Video clip, hình ảnh của hành vi vi phạm (được ghi nhận bằng camera, máy ảnh, điện thoại thông minh...); (3) Thời gian phát hiện (ngày, giờ); (4) Tuyến đường xảy ra vi phạm (tên đường, vị trí nút giao, số km theo mốc lộ giới, số nhà...: địa bàn hành chính cấp huyện, xã); (5) Biển kiểm soát, đặc điểm của phương tiện (chung loại xe, màu sơn...); (6) Chủ xe, người điều khiển phương tiện (nếu xác định được) và các thông tin khác có liên quan theo tính chất của từng vụ việc, hành vi vi phạm cụ thể.
Công tác thông tin, tuyền truyền thực hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; Cổng thông tin điện tử của CATP, các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã. Nâng cao chất lượng tuyên truyền các chuyên mục về giao thông đô thị, an toàn giao thông trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Báo An ninh Thủ đô...
Niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức và khu dân cư; in, dán logo trên các phương tiện giao thông công cộng. Tuyên truyền trực tiếp tại các buổi tuyên truyền, hội thảo, tọa đàm...; lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị, đoàn thể, câu lạc bộ tại các khu dân cư, tổ dân phố...
Tổ chức treo băng rôn, hình ảnh, pa nô, áp phích, tranh cổ động, tờ rơi, tài liệu khuyến cáo, cẩm nang, phóng sự, video clip tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông và có nội dung hướng dẫn người dân nhận biết dấu hiệu của các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị và đề nghị toàn thể Nhân dân trên địa bàn Thành phố triển khai, thực hiện nghiêm, hiệu quả phong trào này.