Ngày 24/5, trạm BOT T2 QL91 (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) tiếp tục bị nhiều tài xế xe ô tô phản ứng. Các tài xế cho rằng họ chỉ sử dụng vài trăm mét đường của dự án để đi lên cầu Vàm Cống hoặc đi Kiên Giang nhưng phải trả phí toàn tuyến là không hợp lý.
|
Trạm thu phi BOT T2 lại phải xả trạm nhiều lần do tài xế dừng xe không chịu mua vé qua tạm. |
Theo các hộ dân sống gần trạm BOT, khi Cầu Vàm Cống thông xe, người dân rất vui mừng vì cứ tưởng giao thông từ nay sẽ thuận lợi. Tuy nhiên, 2 ngày nay khu vực này ùn tắc, mất trật tự.
Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi khi các tài xế đậu xe chiếm hết các làn thu phí để phản đối thì giao thông trong khu vực lại tiếp tục ùn tắc. Trong khi đó, phía trạm BOT thì chờ cho đến khi kẹt xe kéo dài 750 mét mới xả trạm.
Thu phí trở lại được vài phút, các tài xế lại tiếp tục chiếm hết các làn phu thí để phản ứng. Điệp khúc này cứ thế diễn ra liên tục gây búc xúc cho người tham gia giao thông. Hầu hết các tài xế cho rằng, vị trí đặt trạm là bất hợp lý, yêu cầu các cơ quang chức năng cần sớm có giải pháp để giải quyết vấn đề này.
Theo người dân có xe ô tô và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn An Giang, sự bất hợp lý trong việc thu phí của Trạm BOT T2 đã làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại và kinh doanh trong linh vực vận tải. Chia sẻ về vấn đề này, ông Mai Văn Thiện, Phó chủ nhiệm HTX vận tại Quang Thanh cho biết. HTX của ông có 200 xe tải, tính mức đóng phí như hiện nay thì hàng năm phải chi số tiền rất là lớn.
"Khi cầu Vàm Cống hoàn thành đã nảy sinh một điểm bất hợp lý. Từ An Giang đi xuống cầu này chỉ sử dụng có 300m đường thôi mà vẫn phải đóng phí toàn tuyến. Một chiếc xe tải của tôi, mặc dù đã được miễn giảm 50% phí nhưng vẫn phải đóng 70.000/1 lượt xe. Cả đi cả về chúng tôi phải đóng 140.000 đồng.
Một tháng tụi tôi phải mất 1,4 triệu, một năm là mất gần 20 triệu/1 đầu xe, nếu nhân cho 200 xe thì số tiền này không phải nhỏ. Doanh thu của chúng tôi bị tổn thất rất nhiều, không phải một mình HTX của tôi mà cả An Giang là gần 7.000 chiếc", ông Thiện nói./.