Xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong ngành Giao thông vận tải

QUÝ NGUYỄN
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2023. Kế hoạch nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong ngành GTVT và lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GTVT nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót, chưa đầy đủ trong tổ chức thi hành pháp luật…

Theo đó, Kế hoạch nhằm thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Chính phủ và các cơ quan liên quan được Quốc hội giao tại Điều 3 Nghị quyết số 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Xem xet, danh gia thuc trang thi hanh phap luat trong nganh Giao thong van tai - Hinh anh 1
Lực lượng chức năng phân luồng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. 
Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐCP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

Đáng chú ý, theo Bộ GTVT, Kế hoạch cũng xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật trong ngành GTVT và lĩnh vực trọng tâm thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ GTVT nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những sai sót, chưa đầy đủ trong tổ chức thi hành pháp luật, những tồn tại, vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về GTVT; góp phần bảo đảm tính kịp thời, đầy đủ, thống nhất và khả thi trong các quy định của pháp luật; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, tăng cường pháp chế trong hoạt động quản lý.

Theo Bộ GTVT, phạm vi lĩnh vực theo dõi năm 2023 là tình hình thi hành pháp luật được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực về GTVT do Bộ GTVT quản lý, bao gồm lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và đăng kiểm phương tiện.

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h