Đường Vành đai 3 trên cao, cần một dự án sửa chữa lớn

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Nhiều gối cầu, khe co giãn đường Vành đai 3 trên cao xuống cấp, hư hỏng khiến việc tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. Trước thực trạng đó, cần có một dự án sửa chữa lớn để đáp ứng việc lưu thông của số lượng phương tiện đang vượt quá thiết kế ban đầu 8,5 lần.

Đề xuất sửa Vành đai 3 trên cao

Thời gian qua, phản ánh tới Báo Kinh tế và Đô thị, nhiều người cho biết, tuyến đường Vành đai 3 trên cao xuất hiện nhiều đoạn khe co giãn bị xuống cấp, nứt, hở… gây khó khăn trong việc tham gia giao thông.

Anh Nguyễn Bá Tùng, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tôi hàng ngày di chuyển trên tuyến đường Vành đai 3, cứ đi một đoạn lại xuất hiện khe co giãn bị xuống cấp khiến xe rất xóc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông”.

Duong Vanh dai 3 tren cao, can mot du an sua chua lon - Hinh anh 1
Lưu lượng phương tiện vượt quá 8,5 lần so với thiết kế  khiến đường Vành đai 3 trên cao nhanh xuống cấp.

Theo chị Lê Thị Lan, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội: “Tình trạng một số khe co giãn bị bong bật, trồi lún gây mất an toàn giao thông tại Vành đai 3 trên cao, đặc biệt là đoạn từ Bến xe Mỹ Đình đến hồ Linh Đàm khiến việc di chuyển rất khó khăn, nhất là khi di chuyển nhanh”.

Theo chị Lê Thị Lan, đơn vị duy tu, bảo dưỡng tuyến đường thường xuyên sửa chữa những khu vực này, tuy nhiên, chỉ được một thời gian, tuyến đường lại xuống cấp nghiêm trọng.

Mặc dù thường xuyên được sửa chữa, bảo dưỡng, tuy nhiên, với lưu lượng xe gấp 8,5 lần thiết kế, Vành đai 3 trên cao sẽ tiếp tục phải chịu áp lực rất lớn. Việc phương tiện lưu thông với lưu lượng vượt quá nhiều lần thiết kế là điều không thể tránh khỏi, do vậy đòi hỏi một dự án sửa chữa lớn đối với tuyến đường này.

Trước thực tế đó, Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở KH - ĐT đề nghị xem xét, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án sửa chữa cầu cạn Vành đai 3 trên cao đoạn từ Pháp Vân đến Mai Dịch.

Mới đây, Sở GTVT Hà Nội cũng đã có những đánh giá về các hạng mục cần sửa chữa đối với tuyến đường Vành đai 3 trên cao như hư hỏng khe co giãn, dầm, trụ, gối, hệ thống thống thoát nước cầu cạn Vành đai 3 trên cao đoạn Pháp Vân - Mai Dịch.

Trước thực trạng cần sửa chữa tuyến đường Vành đai 3 trên cao, Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở KH - ĐT đề nghị xem xét, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án sửa chữa cầu cạn Vành đai 3 trên cao đoạn từ Pháp Vân đến Mai Dịch.

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở KH - ĐT đề nghị xem xét, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án sửa chữa cầu cạn Vành đai 3 trên cao đoạn từ Pháp Vân đến Mai Dịch.

 88 khe co giãn bị hỏng

Theo văn bản của Sở GTVT TP Hà Nội, dự án sửa chữa đường Vành đai 3 sẽ do Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội làm đại diện chủ đầu tư. Thời gian thực hiện từ năm 2023 - 2024.

Đại diện Ban Duy tu Việc sửa chữa cầu cạn Vành đai 3 trên cao nhằm duy trì khả năng khai thác của cầu, đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông. Trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao, đoạn từ Pháp Vân đến Mai Dịch có 52 gối cầu có hiện tượng bị xô lệch; 88 khe co giãn bị hư hỏng, không êm thuận.

Trong khi đó, đây là tuyến đường huyết mạch, có lưu lượng giao thông rất lớn, đặc biệt là các xe tải nặng. Vì vậy, để bảo đảm ổn định, kéo dài tuổi thọ của công trình và bảo đảm an toàn giao thông, việc sửa chữa, khắc phục sự cố xô lệch các gối cầu trên trụ T50 và T91 là rất cần thiết và cấp bách.

Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông cũng đề xuất phương án trước mắt thay thế khẩn cấp toàn bộ 10 gối cầu trên đơn nguyên phía bên phải (theo chiều từ cầu Thanh Trì đi Mai Dịch) của trụ T50, và 10 gối cầu cao su cốt bản thép của trụ T91 bằng gối cầu mới.

“Sở GTVT Hà Nội sau đó đã có kiến nghị UBND TP cho phép tổ chức kiểm định, thử tải đánh giá khả năng chịu tải của tuyến đường Vành đai 3 trên cao; triển khai cải tạo, sửa chữa ngay trụ T50, T91. Đồng thời lập dự án sửa chữa toàn bộ hệ thống khe co giãn đã hư hỏng trên tuyến đường Vành đai 3 (ngoài đoạn từ cầu Dậu đến cầu Mai Dịch đã được lập dự án cải tạo, sửa chữa) để bảo đảm việc lưu thông trên tuyến đường được êm thuận, an toàn” – đại diện Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông chia sẻ.

Phạm Công

Tin liên quan