Nguyên nhân gây ảo giác ô tô “đi lùi” khi dừng đèn đỏ?

HỒNG MINH
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Nhiều tài xế chia sẻ từng bị ảo giác ô tô “đi lùi” khi đang chờ đèn đỏ, mặc dù xe đang đứng yên, chân phanh vẫn giữ hoặc đã về số N, P. Hiện tượng ảo giác này rất nguy hiểm, có thể khiến tài xế bị giật mình, vô tình đạp nhầm chân ga và gây thảm hoạ “xe điên”.

Nguyen nhan gay ao giac o to “di lui” khi dung den do? - Hinh anh 1
Ảnh minh họa

Ảo giác ô tô “đi lùi” là gì?

Hiện tượng này là do sự cảm nhận của não bộ về chuyển động. Bởi khi chúng ta di chuyển trên đường thì bộ não cũng chuyển động theo, ngay cả khi tài xế dừng lại chờ đèn đỏ vài chục giây thì quán tính trong não vẫn còn. Chính vì vậy, tài xế sẽ có cảm giác “đi lùi” khi nhìn thấy các phương tiện 2 bên di chuyển, mặc dù xe vẫn đứng yên.

Sự căng thẳng, mệt mỏi khiến não bộ cảm nhận sai?

Hiện tượng ảo giác thường xảy ra khi tài xế bị mệt mỏi, căng thẳng quan sát các phương tiện trên đường. Bên cạnh đó, một số tài xế mới chưa quen thích ứng với không gian ô tô đóng kín nên có cảm nhận khác biệt giữa môi trường bên trong và bên ngoài xe.

Theo các chuyên gia, ảo giác “xe lùi” thường xuất hiện khi tài xế dừng đèn đỏ, dừng xe ven đường quá lâu hoặc xem điện thoại trong lúc lái xe. Theo đó, nếu quá tập trung vào những việc riêng trong lúc lái xe sẽ khiến não bộ chưa kịp phản ứng với khung cảnh xung quanh, tạo cảm giác xe bị lùi.

Ngoài ra, quán tính chuyển động của các phương tiện tham gia giao thông còn có sự khác biệt khi đi cùng chiều hoặc ngược chiều. Cụ thể, nếu 2 xe chạy cùng chiều thì khi vượt nhau sẽ thấy xe bên cạnh chạy chậm. Còn nếu 2 xe chạy ngược chiều thì sẽ cảm thấy xe đối diện chạy rất nhanh.

Vì vậy, việc tài xế điều khiển phương tiện trong thời gian dài sẽ khiến thần kinh bị mệt mỏi, rất dễ dẫn đến hiện tượng ảo giác khi xe đang dừng đỗ.

Lời khuyên dành cho các lái xe

Việc ảo giác xe “đi lùi” rất dễ khiến tài xế hoảng loạn và đạp nhầm chân ga. Vậy nên, thể trạng cơ thể phải ở thể trạng khỏe mạnh. Trong trường hợp dừng đèn đỏ quá 30 giây thì nên chủ động chuyển về số P hoặc số N cho an toàn nhất, hơn nữa sẽ giảm bớt áp lực cho bàn chân phải đạp phanh.

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h