Tài khoản định danh điện tử có thể thay thế những giấy tờ nào?

MINH QUÂN
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Tài khoản định danh điện tử có thể được hiểu là “ví giấy tờ điện tử”, là phương thức quản lý thông tin CCCD hay toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng. Mục đích nhằm thực hiện các dịch vụ công mà không cần phải xác minh lại thông tin cá nhân của người đó. Hiện nay, Bộ Công an đã và đang phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan từng bước triển khai tích hợp các loại giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử.

Tai khoan dinh danh dien tu co the thay the nhung giay to nao? - Hinh anh 1
Ảnh minh họa 

Thông tin thẻ BHYT: Thay thế thẻ BHYT vật lý. Thông tin hiển thị của thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID (định danh công dân trên môi trường kỹ thuật số) được xác thực và truy xuất từ cơ sở dữ liệu BHYT Việt Nam, sẽ phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng khi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm mà không cần trình thẻ BHYT truyền thống.

Thông tin đăng ký xe, GPLX: Các thông tin hiển thị các hạng GPLX, đăng ký xe trên VNeID được liên thông, xác thực với cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải. Do đó, người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.


Thông tin người phụ thuộc, người giám hộ; thực hiện thông báo lưu trú mọi lúc, mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an.

Chức năng tố giác tội phạm: VNeID cung cấp thêm một kênh chính thống để người dân tố giác tội phạm với cơ quan công an một cách bảo mật, an toàn mà không lộ lọt thông tin.

Ngoài ra, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh để thông tin về người phụ thuộc, người giám hộ; khai báo lưu trú mọi lúc mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an;

Các dữ liệu về định danh điện tử không lưu trữ trên thiết bị di động đã cài đặt ứng dụng VNeID nên hacker khó truy cập vào thiết bị để đánh cắp thông tin.

Chỉ khi công dân đăng ký truy cập, dữ liệu mới được hiển thị lên ứng dụng. Khi cán bộ chức năng yêu cầu kiểm tra thông tin cá nhân, giấy tờ của công dân thì công dân phải cho phép (cấp quyền kiểm tra) thì cán bộ mới có thể xem được thông tin.

Tin liên quan