|
Theo Reuters, doanh số bán lẻ dự kiến giảm 14,3% xuống còn 987.100 chiếc so tháng 8/2020 và giảm 21,6% so với tháng 8/2019. |
Tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu trong thời gian qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp, trong đó ngành sản xuất ô tô bị tác động lớn nhất. Nhiều hãng sản xuất ô tô đã phải cắt giảm sản xuất mặc dù nhu cầu về phương tiện cá nhân vẫn tăng mạnh trong cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19.
Theo Reuters, doanh số bán lẻ dự kiến giảm 14,3% xuống còn 987.100 chiếc so tháng 8/2020 và giảm 21,6% so với tháng 8/2019. Lượng xe tồn kho tại các đại lý cũng giảm chỉ còn khoảng 942.000 chiếc, so với 3 triệu chiếc cách đây 2 năm theo báo cáo. Điều này dẫn đến việc giá bán xe hiện tại có xu hướng tăng lên khoảng 16% lên 41.387 USD do một phần các nhà sản xuất đã cắt bỏ phần giá ưu đãi cho khách hàng.
Ông Thomas King, Chủ tịch bộ phận phân tích và dữ liệu tại JD Power, cho biết thông thường trong tháng 8 sẽ là tháng bán hàng cao điểm nhất trong năm. Lượng xe bán ra tăng mạnh do những ưu đãi khuyến mại kèm theo từ các hãng để giải phóng hàng tồn là các mẫu xe đời cũ để ra mắt các mẫu mới. Nhưng trong năm nay lượng hàng tồn kho tại các đại lý đã không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dẫn đến tốc độ bán lẻ chậm.
Các hãng sản xuất General Motors, Ford, Toyota, Nissan hay Honda đã phải thông báo cắt giảm sản xuất do thiếu chất bán dẫn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên quan do hậu quả của đại dịch toàn cầu. Đại dịch cũng làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng, các thương hiệu xe hàng đầu như Toyoto hay BMW sẽ nằm trong danh sách cân nhắc mua sắm của người dùng khi mà tình trạng thiếu hụt vẫn đang diễn ra, trong khi đó một số các thương hiệu xe khác bắt đầu đóng cửa.
Báo cáo cũng cho biết hàng tồn kho khan hiếm có khả năng cải thiện trong tháng 9/2021 và các chuyên gia trong ngành cũng đã hạ dự báo doanh số bán xe hạng nhẹ toàn cầu năm 2021 thêm 2 triệu chiếc xuống còn 83,8 triệu chiếc do không đủ sản lượng.