LG Energy Solution với kế hoạch IPO kỷ lục lên đến 11 tỷ USD

TÔ HÀ
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Nhà sản xuất pin EV đến từ Hàn Quốc đang có kế hoạch phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) với mục tiêu huy động khoảng 11 tỷ USD để mở rộng sản xuất pin cho xe điện.


LG Energy Solution voi ke hoach IPO ky luc len den 11 ty USD - Hinh anh 1
LG Energy Solution sẽ huy động 11 tỷ USD trong đợt IPO lớn nhất Hàn Quốc.

Bất chấp việc chi một khoản tiến lớn lên đến 918 triệu USD để chi trả các chi phí liên quan đến việc thu hồi hơn 100.000 chiếc Chevrolet Bolt do rủi ro cháy pin trong thời gian vừa qua, nhưng LG Energy Solution vẫn đưa ra kế hoạch IPO vào đầu năm sau.

LG Energy Solution sẽ phát hành 42,5 triệu cổ phiếu vào tháng tới, với giá từ 257.000 đến 300.000 won/cổ phiếu. Đợt IPO này của LG được cho là lớn nhất của Hàn Quốc, cao hơn gấp đôi so với 4,1 tỷ USD của Samsung Life Insurance vào năm 2010 và 3,6 tỷ USD của Krafton vào tháng 8.

Theo bản cáo bạch IPO thì sẽ có khoảng 20% phân bổ cho nhân viên, các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ có thể đăng ký vào ngày 18 và 19/1, giao dịch sẽ bắt đầu vào ngày 27/1 tới đây.

Kế hoạch này của LG Energy sẽ giúp cho LG nâng công xuất sản xuất pin cho những chiếc xe điện trong tương lai. LG cũng đã dự kiến đầu tư vào các nhà máy sản xuất pin ở Cheongju, Hàn Quốc Bắc Mỹ và châu Âu, gần đây nhất hãng cũng đã một thỏa thuận với Stellantis NV để xây dựng một nhà máy sản xuất tế bào ở khu vực này.

Giám đốc điều hành Kwon Young-soo của LG Energy Solution, cho biết trong một tuyên bố rằng LG sẽ là nhà sản xuất pin sạc dự phòng lớn nhất thế giới thông qua quá trình nghiên cứu và phát triển không ngừng. về chất lượng và khả năng cạnh tranh ở cấp độ hàng đầu trên thị trường toàn cầu.

Đợt IPO này của LG diễn ra trong bối cảnh xe điện ngày càng được ưa chuộng, doanh số bán xe điện bao gồm cả xe hydrid dự báo tăng lên từ 3,1 triệu chiếc vào năm 2020 lên mức 14 triệu vào năm 2025, chiếm 16% doanh số bán xe.

Trong lĩnh vực pin nhiên liệu thì LG đang đứng vị trí thứ hai trên thế giới với 23, 8% thị phần, chỉ sau Trung Quốc  với 31,2%, Panasonic đứng thứ ba với 13,3%.
 

Tin liên quan