Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Tây Ninh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất cử đại diện Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quyết định chủ trương đầu tư Dự án và triển khai các trình tự, thủ tục phê duyệt dự án theo quy định hiện hành.
Được biết, tuyến cao tốc này thuộc nhóm ưu tiên 1, cùng với nút giao thông Quốc lộ 50, Quốc lộ 1 và các trục đường từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây, các cầu N2, N4…nhằm giải quyết xẹt xe giữa các nút giao thông trọng điểm.
Tính đến giữa năm 2020, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài đang trong giai đoạn thực hiện các thủ tục đầu tư, dự kiến vào năm 2021 sẽ chính thức khởi công xây dựng, năm 2025 sẽ bắt đầu đưa vào sử dụng. Đây cũng là tuyến cao tốc có mức đầu tư “khủng” với tổng vốn cho giai đoạn 1 gần 10.700 tỷ đồng, được chia thành 2 phần xây dựng: Thành phố Hồ Chí Minh – Trảng Bàng (dài 33km, quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120km/h) và Trảng Bàng – Mộc Bài (bài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80km/h).
Dự kiến, khi tuyến Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài hình thành sẽ tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất dọc tuyến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài.
Bên cạnh đó, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài sẽ rút ngắn hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông – Tây, các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực ASEAN (Bangkok – Phnom Penh – Thành phố Hồ Chí Minh )… cũng như kết nối hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh – Bavet của Campuchia, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Đối với khu Tây, hạ tầng giao thông luôn là điểm nhấn ấn tượng khi sở hữu 2 tuyến đường cao tốc lớn nhất khu vực phía Nam là cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương; Bến Lức – Long Thành và trong tương lai gần sẽ là cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài.