Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, khởi công từ tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillié (Pháp) thiết kế và khánh thành năm 1902. Cầu có chiều dài hơn 1.691m, kết cấu ban đầu là cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa và hai bên dành cho phương tiện đường bộ.
Cây cầu được xây dựng và đưa vào khai thác đã hơn 110 năm. Trải qua thời gian và hai cuộc chiến tranh phá hoại, nhiều nhịp được thay bằng dầm tạm, các trụ đã han gỉ và xô lệch, đường bộ hành nhiều nhịp võng, xệ.
|
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, khởi công từ tháng 9/1898, do hãng Daydé-Pillié (Pháp) thiết kế và khánh thành năm 1902. |
Do cầu xuống cấp nghiêm trọng nên Công ty Đường sắt Hà Hải sẽ sửa chữa sơn lại 200m2 lan can cầu. Kinh phí sửa chữa, duy tu lại cầu Long Biên lần này được trích từ gói duy tu hàng năm.
Trao đổi với PV Giaothonghanoi, ông Tô Đình Lãm, Phó phòng kỹ thuật an toàn Công ty Đường sắt Hà Hải cho biết: “Kế hoạch sửa chữa duy tu cầu Long Biên mỗi năm bảo dưỡng một lần. Cầu sẽ được duy tu, bảo dưỡng từng đoạn một. Cụ thể ở lần này, chúng tôi bố trí sơn hai bên lan can cửa thượng lưu, hạ lưu và gia công lan can, thay những chỗ đã bị mục để đảm bảo an toàn”.
Theo ông Tô Đình Lãm, quy trình sơn, đầu tiên phải đánh gỉ sạch, sơn chống gỉ, tiếp theo sơn hai lớp phủ. Cầu hiện nay đã xuống cấp, bộ phận kỹ thuật của công ty, tập chung kiểm tra tất cả hệ nút của dầm đường sắt, cũng như các dầm bộ hành. Ngoài ra, cán bộ quản lý của Công ty cũng kiểm tra hàng ngày, tập trung vào các nút, thanh, đặc biệt là lan can. Các thanh y của đường bộ hành cũng đã mọt gỉ, đơn vị tiến hành kiểm tra thường xuyên 2-3 lần/tuần.
“Khó khăn lớn nhất trong việc công tác bảo trì, do cây cầu đã nhiều tuổi, xuống cấp nghiêm trọng. Kinh phí duy tu chỉ đáp ứng được 1 phần. Thi công tại nhiều vị trí khó khăn, mất nhiều thời gian. Lan can chỉ chiếm khối lượng nhỏ trên cây cầu, nếu sơn cả cây cầu khối lượng trên 70.000m2. Hai bên lan can cầu được sơn tương ứng khoảng 2.000m2. Mục đích sơn sửa lần này là bảo vệ gia cố những vị trí mất an toàn, và đảm bảo kết cấu cầu có tuổi thọ cao hơn” – ông Tô Đình Lãm cho biết thêm.
|
Cầu dài hơn 1.691m, có kết cấu ban đầu là cầu dàn thép, đường sắt chạy ở giữa và hai bên dành cho phương tiện đường bộ. |
|
Trong thời gian chiến tranh cầu bị hư hỏng một số nhịp, để đảm bảo giao thông thông suốt, Nhà nước đã gia cố tạm bằng các hệ dầm kỹ thuật và được sử dụng từ đó đến nay. |
|
Công nhân của Công ty cổ phần đường sắt Hà Hải đang bảo dưỡng cầu Long Biên. |
|
Một đoạn lan can cầu Long Biên đã được sơn mới. |
|
Khoảng 40 công nhân được huy động thi công sửa chữa cầu Long Biên. |
|
Mục đích sơn sửa lần này là bảo vệ gia cố những vị trí mất an toàn, và đảm bảo kết cấu cầu có tuổi thọ cao hơn. |
|
Công nhân làm việc ngoài trời nắng gắt. |
|
Khó khăn lớn nhất trong việc công tác bảo trì, do cây cầu đã nhiều tuổi, xuống cấp nghiêm trọng. Kinh phí duy tu chỉ đáp ứng được 1 phần. |
|
Quy trình sơn, đầu tiên phải đánh gỉ sạch, sơn chống gỉ, tiếp theo sơn hai lớp phủ. |
|
Bề mặt lan can được sơn lót sau đó phủ một lớp sơn màu xám. |
|
Công nhân loại bỏ bề mặt hoen gỉ. |
|
Lan can chỉ chiếm khối lượng nhỏ trên cây cầu, nếu sơn cả cây cầu khối lượng trên 70.000m2. |
|
Dù được bảo dưỡng định kỳ, cầu Long Biên đã 120 năm tuổi nên các kết cầu dần xuống cấp và hư hỏng, nhiều khung sắt hoen gỉ. |
|
Việc sửa chữa không làm ảnh hưởng nhiều đến các phương tiện lưu thông trên cầu. |