Hai phương án thu phí các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư ra sao?

HUYỀN SÂM
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Dự kiến ngày 26/6 tới, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự ATGT đường bộ. Luật mới sẽ bổ sung quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.

Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho hay, để Luật nhanh chóng đi vào cuộc sống, Cục Đường bộ đang xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn, tránh khoảng trống pháp lý khi luật có hiệu lực.

 

Quan điểm nhất quán của Bộ GTVT là những tuyến cao tốc nào có chất lượng dịch vụ tương ứng với mức thu mới triển khai thu phí. Đường cao tốc Nhà nước thu phí không phải vì lợi nhuận mà hoàn trả một phần kinh phí cho công tác bảo trì, duy tu tuyến đường, hoặc đầu tư đường cao tốc mới.

 

Hai phuong an thu phi cac tuyen duong bo cao toc do Nha nuoc dau tu ra sao? - Hinh anh 1
 Ảnh minh hoạ.

Hai hình thức thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư dự kiến gồm:

 

Phương án 1 là cơ quan quản lý tài sản là Cục Đường bộ tự tổ chức thu. Phương án này có nhược điểm là hình thức thu phí “nhặt dần", sau khi trừ đi chi phí tổ chức thu thì nộp ngân sách Nhà nước.

 

Phương án 2 là đấu thầu hợp đồng kinh doanh - quản lý (hợp đồng O&M), Nhà nước bán bản quyền thu phí từ 5-10 năm và thu luôn một khoản tiền tương ứng. Nhà đầu tư sau đó thu phí và tiến hành bảo dưỡng, bảo trì tuyến đường để đảm bảo hạ tầng, các dịch vụ đi kèm. Nhược điểm của phương án này là chưa chắc đã đủ hấp dẫn để mời gọi nhà đầu tư vào tham gia đấu thầu vì có những đường ở vùng miền khó khăn.

 

Về mức phí, hiện nay nguồn thu của quỹ bảo trì đường bộ Nhà nước chủ yếu thu trên đầu phương tiện, Cục Đường bộ Việt Nam đang nghiên cứu các kịch bản, tính toán đảm bảo cân bằng giữa dịch vụ cung cấp đến người sử dụng và mức thu, tránh tác động quá lớn đến chỉ số giá tiêu dùng và chi phí logistics.

 

Với cao tốc hiện hữu, Cục đường bộ tính toán sử dụng phương án thuê nhà đầu tư khai thác hoặc hợp đồng kinh doanh-quản lý (hợp đồng O&M) thì Nhà nước sẽ không tốn nguồn lực cho công tác bảo trì.

 

Tin liên quan