Theo dự thảo đề án “Xe đạp đô thị” vừa được Sở GTVT Hà Nội hoàn thiện, báo cáo UBND thành phố, đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố; khách du lịch; xe đạp được sử dụng cho dự án này tại 5 quận trung tâm bao gồm xe đạp truyền thống, xe điện 2 bánh… Sở GTVT Hà Nội cho biết, dự án sẽ được triển khai theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 (thực hiện trong 1 năm): Ở giai đoạn này sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Được bố trí từ 70 đến 80 vị trí tại các quận: Ba Đình, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Thời gian dự kiến thực hiện từ năm 2022 đến 2023.
|
Đối tượng phục vụ được dự án đặt ra là người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, học sinh - sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố; khách du lịch. |
Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023 đến 2024, dự án mở rộng vùng phục vụ: Tập trung phát triển mở rộng vùng dịch vụ ra các quận trung tâm và lân cận trung tâm. Quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm, chi tiết các địa điểm này sẽ được đơn vị thực hiện và các cơ quan có liên quan khảo sát và lựa chọn cụ thể.
Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỉ đồng (nhà đầu tư tự bỏ vốn và khai thác). Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày. Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất UBND thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc tại các địa điểm đặt xe phục vụ người dân.
|
Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỉ đồng. |
Chị Đinh Thị Minh Nguyệt trú tại Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Sau khi được trải nghiệm tôi cảm thấy khá hài lòng đối với chiếc xe, ngay từ việc chỉnh ghế ngồi, chỗ cài điện thoại, chỗ để nước cũng đều có. Đặc biệt, chiếc xe có màu xanh chủ đạo, nổi bật, vì vậy, vào dịp cuối tuần rủ thêm một vài người bạn đi ăn sáng hay uống cafe nhìn sẽ rất đẹp”.
Là một người làm công việc văn phòng, chị Nguyệt rất mong ngóng ngày xe đạp công cộng được áp dụng tại Hà Nội. Theo chị Nguyệt, nếu thuận tiện, chị sẽ gắn bó với xe đạp công cộng lâu dài.
Trao đổi với PV Giaothonghanoi, ông Đỗ Bá Dân - đại diện đơn vị thực hiện dự án cho biết: “Người dân chỉ cần nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc. Giá 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/tiếng. Đây là dịch vụ thuận tiện, tạo môi trường xanh, sức khỏe, chủ động chuyến đi dù là phương tiện công cộng. Qua quan sát trên thế giới, việc dịch vụ xe đạp công cộng là tốt cho xã hội”.
|
Một người có thể đi nhiều lần. Nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc. |
|
Điểm đặc biệt của chiếc xe này là có hệ thống GPS, khung chống gỉ, phanh đĩa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, bền bỉ theo thời gian. |
|
Hệ thống khóa được lắp đặt ở bánh sau xe. |
|
Ốc lắp ráp của xe đạp công cộng được thiết kế đặc biệt, không thể sử dụng công cụ bình thường có thể tháo lắp. |
|
Yên xe có thể được nâng lên hạ xuống tạo thuận tiện cho người sử dụng. |
|
Người dân chỉ cần nạp tiền tối thiểu 10.000 đồng có thể thuê xe và không cần đặt cọc. |
|
Theo tính toán của nhà đầu tư, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỉ đồng. |
|
Người dùng quét mã QR tại ổ khóa để mở xe. |
|
Lốp xe không xăm để giảm thiểu tối đa sự cố hỏng hóc khi tham gia giao thông. |