Biển quảng cáo tràn lan trên phố: Bài toán “hóc búa” chưa được giải đáp

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Tận dụng tất cả cây xanh, cột điện, đèn chiếu sáng, thậm chí biển chỉ dẫn giao thông…bên đường, hàng loạt biển quảng cáo, banner ngang nhiên “trưng dụng” những gì có thể treo được làm nơi giới thiệu sản phẩm của mình.

Bien quang cao tran lan tren pho: Bai toan “hoc bua” chua duoc giai dap - Hinh anh 1
Những hình ảnh quảng cáo nhếch nhác treo, dán trên đường phố Hà Nội. 
Theo ghi nhận của PV trên đường Kim Giang (quận Hoàng Mai, Hà Nội), những tấm banner quảng cáo in khổ lớn trên chất liệu bạt của nhiều cửa hàng, siêu thị điện máy... được treo trên cây xanh dọc theo bờ sông Nhuệ. Tại khu vực cầu Khương Đình, 1 tấm banner khổ lớn được treo trên cột đèn chiếu sáng che lấp phần vị trí đèn tín hiệu giao thông. Tiếp tục khảo sát trên đường Giải Phóng, có hàng chục tấm paner cũng “trưng dụng” cột điện và cây xanh dọc 2 bên đường để làm điểm quảng cáo.

“Chính quyền phối hợp với tổ dân phố đã nhiều lần đi tháo dỡ những tấm banner này, nhưng không hiểu sao cứ tháo được vài ngày thì nó lại mọc trở lại”, bà Đàm Thanh Hương (60 tuổi, ở Hoàng Mai) bức xúc. Cũng theo bà Hương, những tấm banner này không gây ảnh hưởng đến người đi đường, người dân sống quanh khu vực, nhưng “nó che khuất những tấm banner cổ động phong trào của phường. Đặc biệt là có những tấm che khuất điểm chờ xe buýt, biển báo ảnh hưởng đến người tham gia giao thông và gây mất mỹ quan của khu phố”, bà Hương chia sẻ.

Trước tình trạng “rác quảng cáo” vẫn xâm lấn Hà Nội, bà Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII, cho rằng, đó là do một bộ phận người dân, doanh nghiệp cố tình vi phạm dù biết là sai luật. “Chúng ta đã có những quy định và chế tài rất rõ và cụ thể đối với các hành vi quảng cáo trái phép như Nghị định 28/2017; Quy định số 94/2009 UBND TP Hà Nội; Nghị định 38/2001/NĐ-CP và điều này cần phải được đưa vào áp dụng thực tiễn hơn” - bà An nói.

Quy định số 94/2009 UBND TP Hà Nội về quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn nêu rõ: Khu vực những tuyến phố nơi có các trụ sở, cơ quan, các điểm di tích lịch sử, tổ chức chính trị - xã hội, doanh trại quân đội, trụ sở CA… sẽ không được quảng cáo. Tại các khu vực hạn chế quảng cáo, thay vì biển hiệu kích cỡ lớn, các địa điểm này chỉ được dùng các bảng đèn nê-ôn, đèn hộp, màn hình điện tử để chạy chữ với diện tích không quá 20m2. Đặc biệt, biển hiệu tại các tuyến phố sẽ được quy chuẩn với kích cỡ thống nhất cho từng đường phố.

Tại Nghị định 38/2001/NĐ-CP cũng quy định rõ về hành vi, vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Cụ thể: Xử phạt hành chính, phạt tiền và đình chỉ hoạt động có thời gian đối với những hành vi, vi phạm của tổ chức, cá nhân có mức phạt khác nhau. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức. Mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Bien quang cao tran lan tren pho: Bai toan “hoc bua” chua duoc giai dap - Hinh anh 2
Những tấm banner quảng cáo được treo ngang nhiên trên các tuyến phố nhưng không bị xử lý. Ảnh: Triệu Tâm 

Đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định 100/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, bị phạt từ 1 đến 2 triệu đồng...

Với nỗ lực chỉnh trang mỹ quan đô thị, Hà Nội không ít lần từng ra tay dẹp loạn quảng cáo, nhưng cũng chỉ như “bắt cóc bỏ đĩa”, chưa kể “đánh trống bỏ dùi”… Sau những “chiến dịch” rầm rộ ra quân ấy là tình trạng “nấm mọc sau mưa” của các biển quảng cáo. Hiển hiện một thực tế đó là những tấm paner, biển quảng cáo tấm lớn, siêu lớn thiếu đồng bộ đã tạo nên một bộ mặt đô thị chắp vá.
Liên quan đến vấn đề này, theo phân tích của PGS.TS Phạm Hùng Cường, Trưởng bộ môn Quy hoạch, khoa Kiến trúc - quy hoạch, trường ĐH Xây dựng Hà Nội thì việc tổ chức không gian đô thị, đặc biệt là các tuyến phố thương mại, dịch vụ quảng cáo là lớp không gian thứ 2, lớp vỏ của lớp không gian kiến trúc “Nó là lớp không gian thực mà chúng ta tiếp cận, quan sát và cảm nhận hàng ngày. Vì vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của nó trong việc tổ chức không gian đô thị, loại bỏ nó trong quá trình nghiên cứu quy hoạch, thiết kế đô thị và thiết kế công trình. Tuy nhiên, ở nước ta, đây lại đang là khâu bị bỏ quên trong quá trình thiết kế, quy hoạch nhiều năm qua”, ông Cường cho hay

Cũng theo ông Cường, quảng cáo là một loại hình, một bộ phận của không gian nhưng không phải là yếu tố chủ đạo, làm biến đổi không gian. “Phải trả lời được câu hỏi quản lý quảng cáo thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai? Hiện nay, việc quảng cáo được giao toàn quyền cho các cơ quan quản lý về văn hóa, thiếu hẳn bước thiết kế đô thị làm định hướng khung cho quảng cáo, dẫn đến các nhà làm quảng cáo và các nhà quản lý hết sức lúng túng và tùy tiện”, ông Cường nhấn mạnh.

Để giải bài toán này, PGS.TS Nguyễn Hùng Cường đưa ra 3 yếu tố quan trọng nhất. Cụ thể: Thứ nhất, thiết kế đô thị đề xuất những khu vực được làm quảng cáo, các hướng nhìn không được xâm phạm và các chỉ tiêu cụ thể để kiểm soát như tỷ lệ phần trăm diện tích quảng cáo, vị trí, màu sắc, ánh sáng, vật liệu quảng cáo trên công trình… Chỉ có thông qua thiết kế đô thị các yếu tố kiểm soát đô thị mới được cụ thể hóa để đảm bảo tính thẩm mỹ chung.

TRIỆU TÂM/PLXH

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h