Doanh nghiệp “kêu cứu” trước nạn xe khách bỏ bến, dùng dấu giả 'chạy chui'

 
Chia sẻ

Trước tình trạng xe khách tuyến cố định bỏ bến, “chạy dù”, thậm chí sử dụng dấu giả để qua mặt lực lượng chức năng, đại diện các doanh nghiệp vận tải khách liên tỉnh đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh.

Bỏ bến, sử dụng dấu giả ”chạy chui”

 Lá đơn dài 1 trang, đóng dấu đỏ của Công ty Cổ phần bến xe Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này đại diện cho các DN kinh doanh vận tải khách tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian qua đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan nhà nước để phản ánh tình trạng xe khách bỏ bến, “chạy dù”, sử dụng con dấu giả qua mặt các cơ quan chức năng, tuy nhiên đến nay tình trạng đó không hề thuyên giảm mà ngày càng gia tăng.

Dẫn chứng cho sự việc trên, đơn phản ánh của Công ty CP bến xe Hà Tĩnh cho biết, hiện nay, một số nhà xe thuộc HTX xe khách Trung Nam, HTX vận tải hành khách, hàng hoá và du lịch Hồng Hà không chấp hành đúng theo quy định về kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô tuyến cố định, không chấp hành tổ chức vận tải theo đúng phương án khai thác tuyến đã được chấp thuận, bỏ bến, tổ chức “chạy trá hình” từ Hà Tĩnh đi các tỉnh phía Nam. Đặc biệt có dấu hiệu sử dụng dấu giả để hoạt động vận tải.

Doanh nghiep “keu cuu” truoc nan xe khach bo ben, dung dau gia 'chay chui' - Hinh anh 1
Nhà xe Ninh Chiểu tuyến Hà Tĩnh - Sài Gòn “bỏ bến” xe khách Hà Tĩnh, tổ chức đón trả khách tại văn phòng thành phố Hà Tĩnh.

Cụ thể, các xe thuộc nhà xe Ninh Chiểu lần lượt mang BKS: 51B-142.28, 51B-192.34, 51B-169.34, 51B-240.53; Nhà xe Huy Hoa: 51B-208.19, 38B-011.19; Nhà xe Thái Thảo 51B-012.46; Nhà xe Anh Lộc: 51B-224.50; Nhà xe Hợi Bang: 51B-220.26; Nhà xe Nam Đồng Minh: 51B-140.24, 51B-139.56; Nhà xe Anh Trâm: 51B-276.33, 51B-275.17...

Phản ánh về tình trạng xe khách bỏ bến, sử dụng dấu giả, hoạt động trá hình, các DN vận tải khách tỉnh Hà Tĩnh thông tin, hàng ngày các xe này chạy vòng vo, tùy tiện và vào mọi khung giờ để đón trả khách tại thành phố Hà Tĩnh và các huyện thị xã Hồng Lĩnh, Can Lộc, Thạch Hà... Trong khi đó các DN vận tải khác được cấp phép hoạt động liên tỉnh không được phép bố trí xe trung chuyển, phải chạy từ bến ra, chạy đúng giờ, đúng hành trình, không được bắt khách trên đường...

Hơn nữa trong khi DN vận tải liên tỉnh phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thuế, tài chính từ hoạt động của DN cho đến bến bãi thì các nhà xe bỏ bến, chạy dù không phải đóng bất kỳ một khoản chi phí nào. “Hoạt động như thế này vừa gây thất thu cho nhà nước vừa làm cho bến bãi trống vắng, không phát huy được giá trị hoạt động. Cùng với đó làm cho hàng chục doanh nghiệp vận tải liên tỉnh được cấp phép với hàng trăm chủ xe đứng trên bờ vực phá sản do không thể cạnh tranh nổi với sự hoạt động chộp giật của xe khách trá hình”, đại diện các DN vận tải liên tỉnh Hà Tĩnh phản ánh.

Không lẽ “bất lực”?

Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc bến xe Hà Tĩnh cho biết, vấn nạn xe tuyến cố định bỏ bến, “chạy dù” diễn ra trong suốt thời gian dài, nhưng có nguy cơ bùng phát gần đây. Thống kê, thời gian vừa qua có đến hàng chục nhà xe đăng ký tuyến cố định tại BX Hà Tĩnh, nhưng lại không vào bến mà chủ yếu đón, trả khách dọc QL1, một số văn phòng bán vé trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, hay một số cây xăng trên đường Trần Phú...

“Điều này không chỉ làm mất ATGT, khó khăn trong quản lý phương tiện vận tải hành khách mà còn tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị vận tải. Tình trạng lôi kéo hành khách ngoài bến xe ảnh hưởng nghiêm trọng đến các xe đón khách trong bến”, ông Tuấn nói.

Doanh nghiep “keu cuu” truoc nan xe khach bo ben, dung dau gia 'chay chui' - Hinh anh 2
Con dấu giả mạo Bến xe khách Hà Tĩnh được một DN vận tải sử dụng hoạt động vận tải bị phát hiện.

Hiện, bến xe Hà Tĩnh đã có văn bản gửi Sở GTVT Hà Tĩnh, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan chỉ đạo phối hợp kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các xe đăng ký tuyến cố định nhưng không thực hiện đón, trả khách tại bến xe; xe đăng ký chạy hợp đồng nhưng không chạy hợp đồng đúng quy định mà đem xe ra “quần thảo” để đón khách...

Dẫn chứng cho nhận định này, ông Liên cho rằng, chưa cần tính đến lực lượng Thanh tra, CSGT đứng ngoài đường, hiện hầu hết các xe kinh doanh vận tải đều đã được yêu cầu trang bị thiết bị giám sát hành trình (GPS). “Do vậy chỉ cần cơ quan chức năng cấp phép ngồi ở phòng làm việc theo dõi trên hệ thống cũng biết được từng xe khách có hoạt động đúng chức năng, hành trình được cấp phép hay không. Từ đó, cơ quan chức năng muốn xử lý xe nào mà chẳng được. Vấn đề là cơ quan quản lý có làm hay không thôi”, ông Liên nhấn mạnh.

Theo tạp chí Giao thông

Tin liên quan