|
Tổng giá trị Hợp đồng “Cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì Kết cấu hạ tầng đường sắt Quốc gia năm 2021 sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước” là 2.821,9 tỉ đồng. |
Được biết, vốn bảo trì đường sắt năm 2021 được Bộ GTVT đặt hàng toàn bộ Tổng công ty Đường sắt VN thực hiện theo hình thức hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công. Thời gian thực hiện hợp đồng từ 00h00 ngày 1/1/2021 đến 24h00 ngày 31/12/2021. Tổng giá trị hợp đồng là 2.821,9 tỉ đồng.
Theo Thông tư này, hướng dẫn được thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên quy định tại Nghị định số 32/2019 của Chính phủ.
Theo Nghị định 32/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, việc thực hiện vốn bảo trì đường sắt phải thông qua cơ chế đặt hàng.
Về hình thức đặt hàng, theo khoản 1, Điều 14 Nghị định 32, có 2 hình thức đặt hàng. Theo điểm a “Đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo hình thức: Quyết định của cơ quan quản lý cấp trên đặt hàng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này)”.
Theo điểm b “Đặt hàng cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác thực hiện theo hình thức: Hợp đồng đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này)” (điểm b).
Đối tượng áp dụng là cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện sản xuất và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thực hiện theo phương thức đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Về nguyên tắc xác định giá, giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được xác định đảm bảo: Chi phí thực tế hợp lý để hoàn thành một đơn vị khối lượng dịch vụ sự nghiệp công quy định trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; Phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trạng thái kỹ thuật của từng công trình, hoặc từng hạng mục công việc cụ thể.
Cùng đó, phải phù hợp với tình hình thị trường nơi thi công và khối lượng, chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; Không tính trong giá dịch vụ sự nghiệp công các khoản chi phí đã được ngân sách nhà nước đảm bảo.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2021 và thay thế Thông tư liên tịch số 09/2016 ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ Tài chính.