Tự bỏ chi phí nghiên cứu khoa học vì sự đam mê nghề nghiệp
Năm 2013, trên cả nước, nhiều tuyến đường cũ, đường nâng cấp sửa chữa, thậm chí cả các tuyến đường làm mới vừa đưa vào khai thác sử dụng, đã xảy ra hiện tượng bị hư hỏng bề mặt.
Cụ thể hiện tượng sụt lún tạo thành các rãnh sâu trên bề mặt dọc theo tuyến đường gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Các nhà Quản lý đã nghiên cứu, tham khảo công nghệ của các nước tiên tiến và mang công nghệ cào bóc tái sinh nguội về Việt Nam để thử nghiệm tại dự án Sửa chữa khôi phục mặt đường Quốc lộ 5 gói thầu số 9 và số 10. Hai vật liệu tái sinh nguội được áp dụng ở đây là Nhũ tương Polime cải tiến của Công ty TNHH Hall Brothers International và bitum bọt của Công ty TNHH Infrasol .
|
Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Hà đang thực hiện các thao tác thí nghiệm |
Với gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu và chất lượng thi công các công trình giao thông xây dựngvà hạ tầng kỹ thuật, trong đó có 19 năm công tác tại Viện khoa học công nghệ giao thông vận tảivà đặc biệt sau khi tham gia thiết kế cấp phối và kiểm soát chất lượng thi công dự án Sửa chữa khôi phục mặt đường Quốc lộ 5 – Gói thầu 9 ( Đoạn Km 76+00 đến Km 82+00) sử dụng hỗn hợp tái chế nguội nhũ tương Polime cải tiến của Công ty TNHH Hall Brothers International Mỹ.
Chị Hà mong muốn đóng góp những hiểu biết và kinh nghiệm của mình cho ngành, nghiên cứu ra sản phẩm gia cố có tính năng vượt trội nhằm nâng cao chất lượng hạng mục móng và mặt đườngtừ các nguyên liệu phổ biến trên thị trường trong nước,góp phần giảm giá thành và góp phần bảo vệ môi trường. Nghĩ là làm, giữa năm 2014 chị bắt đầu công việc nghiên cứu giải pháp gia cố vật liệu cào bóc từ kết cấu áo đường cũ làm lớp móng cao cấp bằng hỗn hợp Polime.
|
Ảnh: Thử nghiệm tại dự án Sửa chữa khôi phục mặt đường Quốc lộ 5 |
“Việc sử dụng Polime trong gia cố nền, móng và các hạng mục công trình xây dựng không phải là vấn đề mới, song lựa chọn hỗn hợp Polime từ keo epoxy để nghiên cứu gia cố vật liệu cào bóc từ kết cấu đường bê tông nhựa cũ làm lớp móng cao cấp là một ý tưởng mới”, chị Hà cho hay và chia sẻ thêm: Epoxy-một loại polime có khả năng chuyển sang trạng thái không gian 3 chiều dưới tác dụng của nhiệt độ hoặc phản ứng hoá học, sau đó giữ nguyên trạng thái không nóng chảy hay hoà tan trở lại đó chính là ưu điểm vượt trội.
Thời chiến tranh chống Mỹ, Viện khoa học công nghệ Giao thông vận tải đã từng cử đoàn cán bộ đi đảm bảo an toàn giao thông, keo Epoxy và các chất phụ trợ đã giúp các cán bộ đảm bảo an toàn giao thông của Viện Khoa học Công nghệ GTVT (trong đó có bố mẹ chị là cán bộ của Viện ) sửa chữa phao, phà hay mặt cầu bị bom làm thủng trên tuyến đường huyết mạch vào miền Nam chỉ sau vài giờ.
Gần đây sân bay Changi Singapore cũng gia cố nền bằng polime để đẩy nhanh tiến độ thi công đường băng. Bởi những lý do đó, chị Hà quyết định lấy loại keo trên làm kim chỉ nam cho nghiên cứu của mình và chấp nhận bỏ kinh phí để thực hiện ước mơ về một công nghệ Việt.
Sản phẩm tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường
Để tạo ra được sản phẩm công nghệ đảm bảo các yếu tố kinh tế và kỹ thuật lại thân thiện môi trường và phù hợp với tính chất vật liệu từng vùng miền là điều không dễ. Bắt tay vào thực hiện các chuyên đề nghiên cứu cũng là lúc chị cùng các cán bộ của Công ty liên tục rong ruổi trên các tuyến đường.
Các dự án không chỉ quanh Hà Nội mà Bắc Giang, Hải Phòng, Yên Bái, Hà Nam, Ninh Bình Nghệ An Hà Tĩnh, ở đâu có dự án cào bóc, sửa chữa mặt đường là chị sẵn sàng đến để thu thập mẫu từ kết cấu áo đường bê tông nhựa cũ về để nghiên cứu, phân tích.
Khoanh vùng các vật liệu có nguồn gốc, vùng miền và tính chất hỗn hợp khác nhau để lựa chọn thành phần , tỷ lệ hỗn hợp chất gia cố . Ngoài thành phần chính là Epoxy thì tỷ lệ các chất phụ trợ ( phù hợp với tính chất vật liệu, tính chất thi công , điều kiện khai thác, điều kiện thời tiết ) để ra được sản phẩm có tính đặc thù.
|
Thí điểm công nghệ tại đoạn đường trên QL1 cũ thuộc địa phận Hà Nam |
Theo thời gian, với hàng tấn mẫu gia công cho mỗi loại vật liệu và vùng miền khác nhau, với đam mê và quyết tâm đưa nghiên cứu ra ứng dụng thử nghiệm để hoàn thiện quy trình thi công. S
Sau khi được một người bạn ủng hộ cho đoạn thử nghiệm với quy mô nhỏ 100 m dài ( 30 m dài với 3 làn xe) công nghệ tái sinh nguội với hỗn hợp Polime bắt đầu hình thành rõ nét, có những tín hiệu khả quan về khả năng chịu lực trên đoạn thử nghiệm ( Quốc lộ 5 Gói thầu số 10 đoạn Km 91+670 đến Km 91+700 làn phải ), sau 5 năm lưu thông mặt đường vẫn ổn định dù tuyến có mật độ xe tải trọng lớn lưu thông cao.
Kết quả trong phòng thí nghiệm đã hoàn chỉnh, thử nghiệm hiện trường quy mô nhỏ với quy mô nhỏ nhưng muốn thực tế chấp nhận chị phải tiếp tục xin dự án thí điểm để được các đơn vị Quản lý Khoa học của Bộ Giao thông và các chuyên gia trong lĩnh vực đường đánh giá tổng thể và khách quan cho sản phẩm của mình.
Với sự nghiêm túc trong nghiên cứu,Trời không phụ lòng người, năm 2016 công nghệ của chị được Bộ GTVT chấp thuận cho thí điểm một đoạn dài 300m ( 3 làn xe mỗi làn dài 100m ); và chỉ dẫn kỹ thuật thi công tạm thời đã được Bộ Giao thông vận tải ban hành chính thức. Một lần nữa, chị lại chứng minh được rằng, công nghệ tái sinh nguội tại chỗ bằng hỗn hợp chất kết dính Polime PT2A2 và phụ gia xi măng chính là một trong những giải pháp hiệu quả khắc phục kết cấu áo đường ô tô cũ, bảo vệ môi trường.
Việc thử nghiệm cũng được cơ quản Quản lý nhà nước về định mức đơn giá tham gia đánh giá và ban hành định mức cho công nghệ tái sinh nguội kết cấu áo đường bằng hỗn hợp Polime PT2A, tùy quy mô và thực trạng đường chi phí giảm từ 10-20% giá thành so với phương pháp truyền thống, giảm thiểuô nhiễm, lãng phí tài nguyên thiên nhiên so với thảm mới lớp bê tông nhựa. Đặc biệt, tính năng vượt trội là ngay sau khi lu lèn hoàn thiện từng vệt đường, các xe có thể lưu thông ngay không cần thời gian chờ tới 2-3 ngày như các công nghệ khác
Sau gần 6 năm hết mình nỗ lực, năm 2019 công nghệ tái sinh nguội tại chỗ với hỗn hợp chất kết dính hữu cơ gốc Polime PT2A của Thạc sĩ Hồng Hà-Trưởng phòng thí nghiệm LAS-XD335 thuộc Công ty CP Thành Tân An chính thức được Bộ Khoa học công nghệ cấp bằng sáng chế độc quyền.
Đây là sản phẩm vừa mang tính thương mại vừa mang tính chuyên sâu, thay đổi theo vùng miền, chất lượng vật liệu, thời tiết và điều kiện khai thác nên là sản phẩm kỹ thuật không thể chuyển giao trọn gói chỉ có thể hợp tác để ứng dụng nên con đường tiếp cận với thực tế còn rất nhiều gian nan mặc dù phạm vi ứng dụng và tính hữu hiệu của sản phẩm đã được chứng minh bằng thực tiễn.
Chị chân thành chia sẻ, đất nước mình đang trong giai đoạn hội nhập, giao thông là lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển nền kinh tế nên còn nhiều tuyến đường cần nâng cấp, sửa chữa và làm mới, mặt khác việc tái sử dụng vật liệu cũ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới Phát triển bền vững là xu hướng chung của Thế giới nên chị rất mong được Bộ GTVT và các đơn vị Quản lý tạo điều kiện đưa công nghệ này vào thực tiễn. Góp phần nâng cao chất lượng và tuổi thọ để mọi con đường ngày càng trở lên đẹp hơn, an toàn hơn.
Nguồn: http://cand.com.vn/Giao-thong/Nu-thac-sy-va-bang-sang-che-doc-quyen-o-Viet-Nam-ve-chat-ket-dinh-nang-cao-cuong-do-ket-cau-ao-duong-572950/