Toạ đàm trực tuyến:

Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây, sáng 25/9, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các đơn vị tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

 

Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế của Thủ đô Hà Nội như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước; GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD, đến năm 2045, GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD. Do đó, cần có những đánh giá về khả năng thực hiện được những mục tiêu trên. Chính quyền Thành phố Hà Nội cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp gì?

Đặc biệt, hiện nay Hà Nội đang triển khai Luật Thủ đô 2024, để phát triển Hà Nội xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Qua góc nhìn của các chuyên gia, Hà Nội cần tận dụng Luật Thủ đô thế nào để thực hiện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và kỳ vọng sẽ có sự thay đổi gì trong phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô Hà Nội.

Với mong muốn giúp cho bạn đọc và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu trong phát triển kinh tế Hà Nội từ năm 1954 trở lại đây. Đặc biệt, trong xu thế hiện nay môi trường tự nhiên đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu và khi sự phát triển kinh tế cần được thúc đẩy một cách bền vững hơn, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh và số hóa đã trở thành một xu hướng không thể tránh khỏi, Báo Kinh tế & Đô thị, Sở Thông tin và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

Tham dự toạ đàm có các vị diễn giả:

TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn - Phó Hiệu trưởng trường Kinh tế và Quản lý công (Đại học Kinh tế Quốc dân)

PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng

TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương)

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính

TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế

TS Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro)

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) - Chủ tịch Tập đoàn N&G Holding

Về phía đơn vị tổ chức có PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị; TS Nguyễn Đức Toàn - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; các đồng chí trong Ban biên tập, cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban tham dự tọa đàm.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 1
Ban tổ chức tặng hoa các diễn giả tham dự toạ đàm

Phát biểu khai mạc toạ đàm, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị điểm lại, trong 70 năm qua, chúng ta đã chứng kiến những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế.

70 năm qua, Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, thực sự là Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, lương tri và phẩm giá con người.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 2
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc toạ đàm

Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng khá và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,0%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện đạt 61,7% dự toán (tăng 12,5% so với cùng kỳ). Đến nay, Hà Nội có 18/18 huyện, thị xã (100%) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); 382/382 xã đạt chuẩn NTM, 186 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 68 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, do đó, một nền kinh tế năng động không chỉ quan tâm đến tăng trưởng mà còn phải chú trọng phát triển bền vững, hài hòa với môi trường.

Trước những thách thức đó, Luật Thủ đô 2024 (sửa đổi) là một công cụ pháp lý vô cùng quan trọng. Đây là nền tảng để Hà Nội khai thác tốt hơn tiềm năng của mình, tạo nên những thay đổi đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Luật Thủ đô sửa đổi đã có những giải pháp toàn diện nhằm thúc đẩy kinh tế số, phát triển năng lượng tái tạo, và xây dựng những mô hình kinh tế mới, phù hợp với xu hướng quốc tế.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị nhấn mạnh, nhìn lại quá trình phát triển của kinh tế Hà Nội trong 70 năm qua, chúng ta không thể không tự hào về những thành tựu đã đạt được. Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những bước tiến vững chắc. Chính nhờ những chủ trương, quyết sách đúng đắn từ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, cùng với sự đồng hành của người dân, kinh tế Hà Nội đã phát triển mạnh mẽ, từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cho đến dịch vụ và du lịch.

Trong suốt quá trình đó, Hà Nội không ngừng nỗ lực để hoàn thiện cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Những mô hình kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn đang dần hình thành và phát triển, đóng vai trò ngày càng quan trọng vào sự phát triển bền vững của Thủ đô. Bên cạnh đó, việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt là giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và thu hút nhiều dự án lớn trong và ngoài nước.

Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn và bền vững, rất cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và thiết thực.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 3
Quang cảnh toạ đàm

Với mong muốn cung cấp cho các nhà quản lý và người dân có cái nhìn tổng quan về những thành tựu phát triển kinh tế Hà Nội 70 năm qua, đặc biệt là tìm kiếm các giải pháp để kinh tế Hà Nội ngày càng phát triển bền vững, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tọa đàm “Kinh tế Hà Nội- 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững”.

"Đây là tọa đàm vừa có tính thời sự, vừa có ý nghĩa thực tiễn cao, thông qua tọa đàm, Ban tổ chức mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp quý báu, gợi mở của các chuyên gia, học giả, các nhà quản lý, để giúp Hà Nội ngày càng phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới." - PGS.TS Nguyễn Thành Lợi bày tỏ.

Để có góc nhìn toàn cảnh về 70 năm phát triển của kinh tế Hà Nội, các đại biểu tham dự toạ đàm đã xem một phóng sự ngắn tổng hợp do Ban tổ chức chuẩn bị.

Phiên I: Phát triển kinh tế Hà Nội - Dấu mốc 70 năm

Tại Phiên I của toạ đàm, PGS.TS Bùi Thị An, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, TS Lê Quốc Phương cùng trao đổi về bức tranh phát triển của kinh tế Hà Nội trong 70 năm qua.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 4
PGS.TS Bùi Thị An, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, TS Lê Quốc Phương cùng trao đổi tại Phiên I của toạ đàm

Thưa PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trong phóng sự chúng ta vừa xem, Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một trong những mốc son rực rỡ, với lịch sử nghìn năm. Thăng Long - Hà Nội đã trải qua hơn 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và kết thúc trong khúc khải hoàn. Đây cũng là dấu mốc cho tiến trình phát triển của Thăng Long - Hà Nội với nhiều thành tựu đáng kể. Ông có thể điểm lại giúp những dấu ấn đặc biệt nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội suốt 70 năm qua?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Chúng ta biết rằng, vào năm 1954, khi tiếp quản Thủ đô, Hà Nội có diện tích rất nhỏ, chỉ khoảng 130km2 với nền kinh tế cũng khá èo uột cùng hơn 1.000 doanh nghiệp và cơ sở sản xuất. Không chỉ thế, GDP bình quân đầu người lúc đó của Hà Nội cũng rất thấp so với các quốc gia xung quanh, thậm chí còn kém hơn so với nhiều tỉnh, thành khác. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ, việc đầu tiên mà Hà Nội làm được là xóa bỏ được nạn mù chữ vào năm 1957, từ đó tạo ra được bước chuyển lớn trong lực lượng lao động TP cũng như nâng cao ý chí độc lập, tự cường của Thủ đô.

Đến năm 1965, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất miền Bắc, cũng như hậu phương chi viện cho cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước và đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp để hỗ trợ phát triển công nghiệp trong cả nước.

Đến năm 1982, Hà Nội về cơ bản đã coi là hồi phục các cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội và có những bước tiến tốt hơn.

Đến năm 1986, Hà Nội đã trở thành trung tâm đổi mới về khoa học công nghệ, cùng với đó là thay đổi về cơ chế quản lý kinh tế giúp Thủ đô Hà Nội vươn lên là một trong những điểm sáng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của cả nước.

Đến năm 1999, Hà Nội được tổ chức UNESCO vinh danh là TP vì hòa bình và đến năm 2000 thì được vinh danh là Thủ đô anh hùng. Đến năm 2008, Hà Nội có bước đột phá khi mở rộng địa giới hành chính và trở thành một Thủ đô rộng lớn như hiện nay. Điều này đã khiến cơ cấu kinh tế của Hà Nội đang ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, bền vững, xanh hơn, sạch hơn.

Trên cơ sở đó, chúng ta thấy rằng quy mô thu nhập của Hà Nội đã tăng rất mạnh mẽ trong quãng thời gian từ năm 2010 cho đến năm 2023 với GDP thường là dẫn đầu cả nước với mức tăng trưởng khoảng 7%. Điều rất quan trọng là thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội vào năm 2023 đã lần đầu tiên vượt thu nhập bình quân đầu người của TP Hồ Chí Minh.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 5
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế - Học viện Tài chính

Trong những năm gần đây, Hà Nội đã dần chuyển mình thành địa phương có tốc độ thay đổi cơ cấu kinh tế sang dịch vụ cũng như là sang kinh tế xanh, kinh tế sạch hơn, nhanh hơn và mạnh hơn so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Trên cơ sở đó, đến năm 2020 trước khi bùng phát đại dịch Covid-19, kinh tế Hà Nội có bước phát triển cũng rất mạnh mẽ. Vào năm 2022 mặc dù là tăng trưởng kinh tế của Hà Nội có chậm lại nhưng vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước.

Chúng ta cũng hy vọng rằng với đà phát triển trong 70 năm qua, với ý chí quyết tâm, với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ, Hà Nội sẽ sớm có được những bước phát triển mới, tạo ra năng suất lao động cao hơn, hiệu quả lớn hơn cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 6
Các diễn giả tham dự Phiên I

Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, ông có đánh giá như thế nào về thành tựu, mô hình của kinh tế của Hà Nội sau giải phóng?

TS Lê Quốc Phương: Có thể nói, trong 70 năm qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn. Đặc biệt, phát triển mạnh mẽ nhất từ sau khi mở rộng địa giới hành chính. Trước đây, Hà Nội đơn thuần là trung tâm hành chính của cả nước, nhưng ngày nay, với sự quan tâm đặc biệt của Trung ương, cùng nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô, Hà Nội đã trở thành đầu tàu của cả nước về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...

Mô hình kinh tế của Hà Nội có sự thay đổi tích cực, đó là đưa thương mại, dịch vụ, du lịch làm mũi nhọn. Cùng với đó, Hà Nội cũng phát triển theo những mô hình kinh tế mới trên thế giới. Hiện nay, khu vực thương mại dịch vụ chiếm gần 2/3 tổng sản phẩm GRDP địa phương. Đây là một hướng đi khá đúng đúng đắn.

Về thương mại, trước kia, Hà Nội chỉ có một số chợ và các hộ bán lẻ nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngày nay, lĩnh vực thương mại của Hà Nội trở thành ngành kinh tế lớn, không chỉ phục vụ đời sống người dân mà còn đảm bảo cung ứng phục vụ sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 7
TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương)

Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ (cả đầu mối và dân sinh), hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Hà Nội vào nhóm 10 TP có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, và đứng thứ 15 trong danh sách các điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới. Năm 2023, khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt (20 triệu lượt khách nội địa; 4 triệu lượt khách quốc tế).

Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, năm 2023, xuất nhập khẩu của Hà Nội chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ 8 trên 63 tỉnh, thành.

Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm của TP Hà Nội. Trên địa bàn Hà Nội có 9 khu công nghiệp hoạt động (tổng diện tích 1.670,6ha), 3 khu công nghiệp đã thành lập, đang triển khai xây dựng hạ tầng (diện tích 663,4ha).

Hà Nội đã thu hút khoảng 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD. TP Hà Nội có 1.350 làng nghề, trong đó 313 được công nhận là làng nghề truyền thống.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 8
PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng

Sau hơn 15 năm thực hiện mở rộng địa giới hành chính, diện mạo đô thị Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định. Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí đầu tàu, là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế cả nước. Thưa PGS.TS Bùi Thị An bà nhìn nhận như thế nào về sự phát triển của kinh tế Hà Nội từ dấu mốc mở rộng địa giới hành chính Thủ đô?

PGS.TS Bùi Thị An: Từ khi có Nghị quyết số 15 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, tính đến hôm nay đã được 16 năm 2 tháng. Thủ đô Hà Nội đã có sự thay đổi có thể nói là đột biến, thay da đổi thịt, một cách toàn diện, mà không chỉ người Thủ đô mà cả bạn bè trong khu vực phải thừa nhận. Bình quân tăng trưởng GDP của Hà Nội luôn cao hơn mức chung của cả nước, luôn là đơn vị dẫn đầu về kinh tế theo đúng như mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị.

Đáng chú ý, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt, từ việc ăn, ở cho tới học hành, vui chơi giải trí… Số thu ngân sách hàng năm tăng lên rõ rệt, có những năm tăng cao hơn cả số thu của TP Hồ Chí Minh.

Cơ cấu kinh tế thay đổi hoàn toàn: Tỷ lệ thương mại - dịch vụ ngày càng tăng, tỷ lệ nông nghiệp thu hẹp lại. Nếu trước đây, nhắc đến kinh tế Hà Nội là người ta hay nhắc đến cốm Vòng, đào Nhật Tân… thì nay lại nghĩ ngay đến những vùng kinh tế của Thủ đô. Kinh tế phát triển đã góp phần đưa hạ tầng xã hội thay đổi nhanh chóng. Hiện nay, ngay cả những huyện vùng xa như Phúc Thọ, Ba Vì… thì ô tô có thể vào tận cửa.

Nhìn lại có thể thấy, chính sự phát triển của hạ tầng giao thông cũng là yếu tố quan trọng góp phần làm cho kinh tế Thủ đô phát triển. Song song đó, hạ tầng giáo dục, hạ tầng văn hóa, hạ tầng y tế… cũng đều có những thay đổi đột phá. TP Hà Nội hiện đã có tới 2.000 trường học các cấp. Cùng với đó, an sinh xã hội của Thủ đô Hà Nội cũng có những điểm nhấn trong phát triển.

Tôi cho rằng chính nhờ có sự nỗ lực không ngừng của Nhân dân Hà Nội, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND TP, đã đưa Thủ đô Hà Nội có những bước tiến xa, vững chắc. Mặc dù vậy, chúng ta chưa thể tự hài lòng với những gì đang có, Thủ đô vẫn phải không ngừng vươn lên.

Vậy, ông có đánh giá thế nào về vai trò, cũng như đóng góp của Hà Nội trong phát triển kinh tế vùng và cả nước?

TS Lê Quốc Phương: Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân, Hà Nội đóng góp vào trong các chỉ số kinh tế của cả nước rất lớn. Hiện, Hà Nội chiếm 1% về diện tích và 8,5% về dân số, nhưng đóng góp 16% GDP cả nước, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa, xứng đáng với vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Nói về vai trò của Hà Nội, trước hết là vai trò trọng yếu quốc gia. Hà Nội không chỉ là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, mà còn là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, giao dịch quốc tế.

Về thế mạnh kinh tế, Hà Nội là động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Hiện Hà Nội là động lực, đầu tàu tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Bên cạnh đó, Hà Nội có vị trí đầu mối giao thông thuận lợi để phát triển giao thông đa dạng (đường bộ, sắt, thủy, hàng không) và kết nối dễ dàng với các tỉnh, TP của vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh phía Bắc, cả nước và quốc tế.

Với việc chuyển dịch thành TP xanh, sạch, thông minh, hiện đại, nếu thành công, Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu trong khu vực và cả nước.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 9
TS Nguyễn Đức Kiên, TS Nguyễn Minh Phong, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cùng các diễn giả trao đổi tại Phiên II của toạ đàm

Phiên II: Thế mạnh của kinh tế Thủ đô

Tại Phiên II của toạ đàm, TS Nguyễn Đức Kiên, TS Nguyễn Minh Phong, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn cùng trao đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại của Thủ đô, sức hấp dẫn của Hà Nội và những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và xuất khẩu.

Nghị quyết số 15/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định mục tiêu phát triển cho kinh tế Thủ đô. Theo ông, Hà Nội có những tiềm năng, thế mạnh gì để thực hiện những mục tiêu này?

TS Nguyễn Đức Kiên: Trước hết, phải nói rằng, trong nhiều năm qua, Trung ương đã luôn quan tâm, ưu tiên dành cho Hà Nội nhiều điều kiện thuận lợi. Đơn cử như năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, từ đó giúp tạo tiền đề cho Hà Nội quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

Trong nhiệm kỳ 2011 - 2015 Quốc hội cũng đã ban hành Luật Thủ đô; mới đây Luật Thủ đô tiếp tục được sửa đổi và đã được Quốc hội thông qua. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Thủ đô Hà Nội phát triển.

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo của Hà Nội cũng được Trung ương quan tâm, bố trí đầy đủ với mong muốn Hà Nội sẽ phát huy hết được tiềm năng, thế mạnh của mình. Đội ngũ trí thức của Hà Nội tập trung nhiều nhất, không chỉ về kinh tế mà còn khoa học cơ bản, công nghệ kỹ thuật…

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 10
TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ

Với những lợi thế về địa lý, nguồn nhân lực, cải cách hành chính, Hà Nội cũng là một trong 5 địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong hàng chục năm qua; cũng là 1 trong những nơi đi đầu phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện, đội ngũ các DN có thể đáp ứng công nghiệp phụ trợ cho các DN FDI đã tăng vượt trội

Chúng tôi cũng muốn đề cập đến tinh thần tự lực cánh sinh vươn lên của Thủ đô. Hiếm có địa phương nào ứng phó với thiên tai địch họa tốt như Hà Nội.

Từ thực tiễn trên cương vị đang nắm giữ, ông có thể gợi mở đâu là mô hình kinh tế mới Hà Nội hướng đến?

Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA): Để phát triển kinh tế Hà Nội tuần hoàn, bền vững, Hà Nội cần nghiên cứu kỹ về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc và mô hình một số Thủ đô của châu Á, Bắc Âu... để đưa ra một chương trình, hình mẫu cho Thủ đô.

Để làm được Hà Nội nên dành kinh phí nghiên cứu và thực hiện cho tất cả các lĩnh vực. Đưa ra lộ trình cho từng ngành nghề, thông điệp rõ đến từng người dân sống, người dân làm việc tại Thủ đô để cùng thực hiện. Kinh tế tuần hoàn là bền vững, là xanh - sạch, môi trường sống tốt, là tuổi thọ, là sức khỏe và cùng là mức sống sẽ tốt lên cho từng người dân, người lao động Thủ đô.

Đồng thời, Hà Nội tới đây cần thành lập Hội đồng phát triển kinh tế - xã hội bền vững, mời các chuyên gia trong các lĩnh vực, doanh nghiệp... cùng tham gia để thực hiện.

Mục tiêu phát triển kinh tế Hà Nội xứng tầm đúng vị thế - tiềm năng của Thủ đô, đúng với Nghị quyết 15- NQ/TW của Bộ Chính trị và thông điệp “Yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới” của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm để phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 11
Ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội (HANSIBA) - Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) - Chủ tịch Tập đoàn N&G Holding

Hà Nội nên xác định rõ hơn nữa về phát triển kinh tế và nhiệm vụ là Thủ đô, là trung tâm chính trị - văn hóa - xã hội của cả nước. Tuy 2 mà 1 cùng chung nhiệm vụ đưa Hà Nội xứng tầm là Thủ đô Việt Nam, là Thủ đô hàng đầu trên thế giới.

Thủ đô có lịch sử hào hùng nghìn năm văn hiến, có 10 triệu dân hiện tại và nhiều hơn nữa trong tương lai gần; hiện Hà Nội có hàng triệu lao động trình độ cao và tốt của các địa phương cả nước thường xuyên sống làm việc tại Hà Nội. Đặc biệt, Luật Thủ đô 2024 vừa điều chỉnh, rất chuẩn xác cho pháp lý để Hà Nội thực hiện phát triển kinh tế - xã hội.

Nên lấy “chất riêng” của Hà Nội gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc để ra thông điệp - sách trắng của Thủ đô. Phát triển lựa chọn các ngành kinh tế mang tính xương sống - căn cốt để phát triển bền vững - xanh sạch cho Thủ đô và hiệu ứng lan tỏa ra vùng Đồng bằng Bắc bộ và cả nước.

Hà Nội cũng cần lựa chọn rõ nông nghiệp là gì? Công nghiệp là gì? Dịch vụ thương mại là gì?... Cùng với đó là văn hóa, cốt cách của người Hà Nội và những người sống, làm việc tại Thủ đô.

Đồng thời, Hà Nội nên có mô hình một vòng tròn lan tỏa để phát triển kinh tế, tức là công nghiệp gắn với nông nghiệp, tiếp đến gắn với y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch... Tất cả gắn kết với nhau, bổ trợ cho nhau, lấy ưu điểm của nhau để phát triển. Nhất định phải lấy sự sống an lành - xanh sạch - hạnh phúc - mức sống tốt nhất cho người dân Hà Nội để làm mục tiêu phát triển. Từ đó Hà Nội làm hình mẫu để phát triển ra cả nước.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 12
TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế

Ông đánh giá thế nào về môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội hiện nay?

TS Nguyễn Minh Phong: Để thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước thì môi trường đầu tư rất quan trọng. Thứ nhất, được cấu tạo bởi hệ thống luật pháp pháp lý có liên quan. Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/12/2000 “Về nhiệm vụ, phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010”, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”, và mới đây nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đặc biệt, Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua. Hệ thống pháp lý và chính sách của Hà Nội khá đầy đủ, toàn diện.

Thứ hai, liên quan đến hạ tầng, Hà Nội là trung tâm đầu mối kết nối vận tải.

Thứ ba, Hà Nội có cộng đồng doanh nghiệp hiện đại.

Thứ 4, Hà Nội có cộng đồng lao động trẻ, thu hút 2/3 trí thức cả nước. Bên cạnh đó Hà Nội có lợi thế quy mô thị trường và lợi thế vùng.

Tôi cho rằng ưu thế và lợi thế của Hà Nội rất lớn và cần tận dụng hiệu quả các lợi thế này.

Thưa ông, thông qua những nghiên cứu phân tích về môi trường đầu tư của Hà Nội, ông nhận xét gì về những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội trong thời gian qua?

TS Lê Quốc Phương: Phải khẳng định rằng, trong thời gian qua Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư thân thiện, thông thoáng để thu hút DN. Về môi trường đầu tư, Hà Nội tạo điều kiện thủ tục xét duyệt đầu tư đơn giản hơn nhiều địa phương trong cả nước.

Cùng với đó, Hà Nội chủ động tiếp cận, hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tổng hợp các dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, nêu rõ trách nhiệm của từng sở, ngành, đơn vị và báo cáo, đề xuất UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết cụ thể.

Do đó, Hà Nội không chỉ là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước.

Trong bối cảnh hiện nay, khu công nghiệp sinh thái đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển bền vững, lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

Để thu hút nhà đầu tư trong thời gian tới, theo tôi Hà Nội không nên tập trung theo hướng ưu đãi về thuế, phí… Mà cần phải tập trung vào việc tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tạo ra các khu công nghiệp xanh, sạch, thông minh, tiện ích. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng đảm bảo theo tiêu chuẩn mà nhà đầu tư cần.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 13
Các diễn giả trao đổi tại toạ đàm

Luật Thủ đô sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua xác định Nhà nước ưu tiên đầu tư các nguồn lực nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Theo ông, Luật Thủ đô sửa đổi giúp tháo gỡ những vướng mắc gì về cơ chế, chính sách để góp phần thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh của Hà Nội?

TS Nguyễn Đức Kiên: Trên cơ sở Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị, các cơ quan của Hà Nội đã có đánh giá và có ý kiến sửa Luật Thủ đô. Lần này, Luật đã khác biệt hóa được những vấn đề Hà Nội thí điểm đã thành công, và cả chưa thành công thì cũng giúp Hà Nội có đủ pháp lý.

Trong Luật Thủ đô sửa đổi đã phân cấp rõ đối với dự án nào thì TP Hà Nội được quyền quyết định, và đặc biệt là vấn đề thu - chi ngân sách.

Trong thảo luận để sửa Luật Thủ đô, các đại biểu rất quan tâm đến việc đặt con người vào hệ thống phát triển. Do đó, dù là phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số thì cũng đặt ra yêu cầu tạo điều kiện tối đa cho công dân…

Chúng ta có thể thấy, trong đợt mưa lũ và bão số 3 vừa qua, cán bộ nhiều ngành Thủ đô đã năng động, linh hoạt hơn trong thực hiện nhiệm vụ, tự chịu trách nhiệm nhờ có hệ thống pháp lý giúp họ có thể vận dụng hiệu quả.

Nói về phát triển bền vững, trên cở sở Luật Thủ đô thì tôi cho rằng TP Hà Nội cần đưa ra được những quy định mà nếu muốn ở Thủ đô thì cần phải đáp ứng. Ví dụ, đơn giản như việc phân loại rác tại nguồn, tại chung cư thì cần đặt ra quy định cụ thể, không thể tùy tiện.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 14
Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) trao đổi tại diễn đàn

Hà Nội là một trong những địa phương thu hút đầu tư, được các DN trong và người nước lựa chọn. Điều gì khiến Hà Nội hấp dẫn các nhà đầu tư?

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE): Năm 1010, Vua Lý Công Uẩn rời đô ra Hà Nội. Tại sao các cụ lại có tầm nhìn hơn 1.000 năm như vậy, cho đến cơn bão số 3 vừa qua thì chúng ta thấy rằng, trách nhiệm của Hà Nội rất lớn và cả nước che chở cho Hà Nội.

Trong tam giác tăng trưởng có Hải Phòng, Quảng Ninh và 2 địa phương này chịu sức tàn phá rất kinh khủng của cơn bão số 3 vừa qua. Hà Nội cũng bị ảnh hưởng nhưng nhìn chung khá an toàn. Trách nhiệm đó là trách nhiệm trên vai Hà Nội, Hà Nội không chỉ là đầu tàu mà Hà Nội được cả nước che chở. Chính vì vậy, các cụ mới đưa Hà Nội trở thành Thủ đô cả nghìn năm nay rồi. Tất nhiên quá trình đó cũng có biến động nhưng nói vậy để thấy được “Hà Nội thiên thời địa lợi, nhân hòa”.

Nói về sức hút của Hà Nội thì các diễn giả đã nói rất nhiều về Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, văn hóa giáo dục,... nhưng không nhiều quốc gia đặt trên vai Thủ đô những trọng trách như Hà Nội của chúng ta. Bởi vì ở các quốc gia không phải thủ đô là cực tăng trưởng kinh tế và Hà Nội cùng một số thủ đô các nước là trọng điểm phát triển kinh tế. Đó là một trách nhiệm rất nặng nề của Hà Nội vì Hà Nội của chúng ta phải có rất nhiều mối quan tâm.

Khi nghiên cứu về đầu tư nước ngoài thì chúng ta lúc nào cũng đi chậm nhưng mà chậm chắc và cho đến thời điểm bây giờ thì đầu tư nước ngoài Hà Nội gần bằng TP Hồ Chí Minh.

Nhìn lại năm 1987 khi chúng ta có Luật đầu tiên và nhìn lại cách đây 10 năm, 15 năm, 20 năm thì Hà Nội luôn luôn đứng sau, đứng sau cả Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương,... Hiện nay, theo số liệu mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài cung cấp vào tháng 8/2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội lên tới 53,6 tỷ USD, thấp hơn TP Hồ Chí Minh 4,5 USD và đứng thứ 2 sau TP Hồ Chí Minh rồi mới đến các trung tâm tăng trưởng và một số tỉnh khác. Đấy là một cái rất thành công vì Hà Nội gánh rất nhiều trọng trách khác như đã nêu ở trên.

Tại sao các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm Hà Nội là vì khi Hà Nội mở rộng thì chúng ta đang ở vị trí khá thấp cho đến thời điểm này. Về mật độ kinh tế Hà Nội có 0,13 triệu USD/ha,... trong khi đó, TP Hồ Chí Minh gấp đôi, Bangkok của Thái Lan gấp 3 - 4 lần, Kuala Lumpur của Malaysia gấp 8 - 9 lần.

Về dân số, chúng ta nhìn thấy đông dân khiến giao thông ùn tắc nhưng Hà Nội chỉ bằng một nửa TP Hồ Chí Minh và thấp hơn rất nhiều so với Tokyo, Kuala Lumpur, Bangkok thì đó không phải là nhược điểm, chúng ta đi sau, tôi nghĩ đó là tiềm năng. Mật độ dân số trải dài ở Hà Nội và Hà Nội mở rộng, mật độ kinh tế theo đó phát triển lên, tôi nghĩ Hà Nội có tiềm lực kinh tế rất lớn.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 15

Tóm lại: Hà Nội nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế của miền Bắc, chúng ta có Vùng Thủ đô do đó chúng ta phải phát huy. Tại sao Chính phủ lại giao cho Hà Nội khu công nghệ cao Hòa Lạc và thành lập trung tâm đổi mới công nghệ Quốc gia tại địa bàn Hà Nội và một số nước, tập đoàn kinh tế lớn của các nước cũng thành lập trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm của họ tại Hà Nội.

Các tập đoàn về công nghệ bán dẫn đặt rất nhiều hy vọng sẽ phát triển ở Việt Nam trong đó, Hà Nội cùng với TP Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tàu. Tôi nghĩ đây là những điểm mà tiềm năng rất lớn của Hà Nội. Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa nếu như phát huy được tiềm năng.

Về quy hoạch Thủ đô, với Quy hoạch chung đô thị Hà Nội đến 2045, tầm nhìn 2065, sông Hồng được xác định là trục cảnh quan trung tâm, trục quan trọng bậc nhất trong 5 trục không gian phát triển của Thủ đô. Tôi nghĩ, lúc đó Hà Nội sẽ được trải rộng, phát triển đều và lan tỏa ra các khu vực xung quanh, phát huy lợi thế Vùng Thủ đô, tam giác tăng trưởng và sắp tới sẽ có kết nối tương đối cứng vì chúng ta đã tính các tuyến đường sắt nâng tầm quốc tế từ Hà Nội đi Lạng Sơn, Lào Cai, Móng Cái,...

Trong thời gian tới, tôi hy vọng chính quyền Hà Nội có thể xây dựng hệ sinh thái mới cho các doanh nghiệp phát triển. Hệ sinh thái đó gồm những vấn đề thuộc về Nhà nước, những vấn đề gì thuộc về doanh nghiệp, những vấn đề gì thuộc về cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu.

Kinh te Ha Noi - 70 nam vi muc tieu phat trien tuan hoan, ben vung - Hinh anh 16
TS Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro)

Giao thông xanh cũng là một trong những loại hình quan trọng hướng đến phát triển đô thị xanh và bền vững. Từ góc nhìn của người làm thực tế, ông có thể cho biết các giải pháp giảm lượng khí thải của phương tiện giao thông, thông qua phát triển loại hình giao thông công cộng của Hà Nội trong thời gian gần đây, và mục tiêu trong thời gian tới?

TS Vũ Hồng Trường - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro): Phải nói rằng, phát triển bền vững là một khái niệm đã được đề cập từ những năm cuối của thế kỷ trước. Thời gian gần đây, trong các văn bản đều nói đến bền vững, tôi muốn nói, phát triển bền vững theo định nghĩa của Liên Hợp quốc là đáp ứng nhu cầu thế hệ hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.

Phát triển bền vững gồm có 3 yếu tố: Thiểu hóa sử dụng các loại nguồn lực không có khả năng tái tạo, bằng cách chuyển sang các nguồn lực thay thế, đối với các nguồn lực có thể tái tạo thì tốc độ khai thác phải nhỏ hơn hoặc bằng tốc độ tái tạo và phát triển bền vững, thiểu hóa những tác động tiêu cực đến môi trường (thiên nhiên, tự nhiên, xã hội…). Kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp để tiến tới phát triển bền vững và phát triển bền vững chính là mục tiêu.

Ngành giao thông vận tải nói chung, đặc biệt là ngành vận tải công cộng là chỉ có tiêu tốn về nguồn lực, nhưng lại có yêu cầu để thực hiện mục tiêu bền vững tức là thiểu hóa các tác động. Trong các thành tích của Hà Nội, thế giới năm 1863 đã có metro, sau 157 năm, đến năm 2021, Việt Nam mới có, chỉ sau 1 năm vận hành tàu Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã được xếp 1 trong 10 sự kiện kinh tế - xã hội tiêu biểu của Thủ đô. Điều quan trọng nhất của việc đưa tàu Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động là làm thay đổi nhận thức của từ lãnh đạo cao cấp đến các bộ ngành, người dân và đặc biệt là báo chí đã nhìn ra được lợi thế mang tính tự nhiên của đường sắt đô thị. Vì thế, bộ Chính trị cũng đồng ý phát triển đột phá về đường sắt đô thị tốc độ cao. Tới đây, tương lai của ngành đường sắt đô thị tốc độ cao sẽ rất phát triển.

Còn về vấn đề giao thông xanh, chúng tôi có nghiên cứu, cứ 1 triệu người dân chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô sang đi đường sắt đô thị thì giảm được 487 giờ tham giao thông trên đường và giảm được 100 tấn khí thải ra môi trường. Bởi vậy, việc chúng ta chuyển từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng, theo lý thuyết tiêu dùng cá nhân, người tiêu dùng luôn tối đa hóa mức độ thỏa dụng trên cơ sở lợi ích cá nhân. Vì mục tiêu Thủ đô xanh - sạch - đẹp, chúng ta hạn chế dùng phương tiện cá nhân chuyển sang phương tiện công cộng, việc chuyển sang đường sắt đô thị cũng là thể hiện tinh thần vì cộng đồng vì yêu Thủ đô, để tỷ lệ người đi đường sắt đô thị càng nhiều…

Tin liên quan