|
Đại lý ủy quyền xe Ford Việt Nam khẳng định việc phục hồi vết vỡ là không đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ và chất lượng nhưng Bảo hiểm Bảo hiểm “phớt lờ” việc này. |
Ông Nguyễn Trường cho biết, ngày 5/3/2021 do lùi xe ôtô bất cẩn, đuôi xe của ông đã va chạm vào bốt điện khiến ốp lốp dự phòng xe Ecosport của mình bị vỡ toác dài khoảng 20cm và nứt thêm khoảng 15cm nữa. Ngay khi va chạm, ông Trường đã gọi điện cho Tổng đài Bảo hiểm Bảo Việt để báo cáo sự cố. Sau đó, giám định viên của Bảo hiểm Bảo Việt đã trực tiếp xuống hiện trường ghi nhận vụ việc đồng thời chấp nhận việc làm bảo hiểm của ông Trường tại An Đô Ford (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội) vào bất kỳ ngày nào (từ thứ 2 đến thứ 6).
Ngày 9/3/2021, ông Nguyễn Trường gọi điện cho Bảo hiểm Bảo Việt đến An Đô Ford làm bảo hiểm. Tại đây, nhân viên của An Đô Ford cùng ông Hoàng Mạnh Chiến - giám định viên Bảo hiểm Bảo Việt đã trực tiếp kiểm tra vết vỡ của ốp lốp dự phòng. Sau khi kiểm tra kỹ, nhân viên An Đô Ford khẳng định vết vỡ quá dài và nằm ở vị trí khó hàn, bả sơn, việc phục hồi sẽ không đảm bảo mỹ thuật, chất lượng, dễ bị vỡ lại khi xe ôtô di chuyển, do vậy rất khó để bảo hành, đề nghị thay mới chứ không phục hồi. An Đô Ford sau đó cũng đã lập Biên bản kiểm tu trước khi sửa chữa để khẳng định lại việc này.
|
Biên bản kiểm tu trước khi sữa chữa của An Đô Ford khẳng định việc phục hồi là không đảm bảo chất lượng. |
Mặc dù vậy, ông Hoàng Mạnh Chiến giám định viên của Bảo hiểm Bảo Việt lại “tỏ” ra không đồng ý với phương án của An Đô Ford đưa ra, và một mực khẳng định chỉ đồng ý phục hồi vì “vẫn có thể làm được”, hơn nữa chi phí thay mới quá cao. Ông Hoàng Mạnh Chiến còn cho biết, việc từ chối làm bảo hiểm như trường hợp của anh là việc làm “như cơm bữa” Bảo hiểm Bảo Việt…
Chiều 9/3, giám định viên Hoàng Mạnh Chiến tiếp tục gọi cho ông Nguyễn Trường và khẳng định Bảo hiểm Bảo Việt không đồng ý thay mới tại Đại lý chính hãng xe Ford, đồng thời đề nghị một phương án “rất lạ” là mang sang chỗ khác để khắc phục (không thay mới).
Ông Trường chi biết, ông rất bức xúc với cách làm việc theo kiểu “bất chấp” như Bảo hiểm Bảo Việt. Có thể khẳng định, đại lý chính hãng của bất kỳ một hãng xe nào mới là đơn vị nắm rõ nhất sản phẩm của mình, vì vậy kết luận của An Đô Ford là thỏa đáng. Việc giám định viên và Bảo hiểm Bảo Việt tự cho mình “quyền” hiểu biết hơn đại lý chính hãng về tình trạng xe ôtô của họ sản xuất ra sao, có phải “nực cười”. Hay phải chăng, vì tiền, vì lợi nhuận, Bảo hiểm Bảo Việt tìm mọi cách để “ép” khách hàng phải sửa chữa theo cách của mình?.
Giá trị mua bảo hiểm thân vỏ ôtô của Bảo hiểm Bảo Việt nằm trong top cao nhất so với các hãng bảo hiểm khác. Tuy nhiên, với cách hành xử của hãng bảo hiểm này, có còn tạo niềm tin cho bất kỳ một khách hàng khác đang sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng trong tương lai.