Hôm qua, cái chết thảm khốc được dự báo từ trước đã diễn ra trên Đại lộ Thăng Long tại khu vực quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Một thanh niên lái xe máy, còn đi ngược chiều đã đâm vào ô tô chết tại chỗ. Thanh niên chọn cho mình cái chết lãng xẹt, nhưng tài xế ô tô thì họa vô đơn chí vì đi đúng đường, đúng luật, vẫn vướng vào việc va chạm giao thông gây chết người và vô số phiền hà rắc rối sau đó.
Trước đó, sáng 2/6, tại Km 17 đường cao tốc phía bắc Đại lộ Thăng Long thuộc địa phận Sơn Trung, xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai một người đàn ông nhặc rác trên Đại lộ Thăng Long cũng bị ô tô đâm chết tại chỗ.
Đó là hai, trong số rất nhiều vụ tai nạn giao thông chết người tương tự trên tuyến đường này.
|
Đại lộ Thăng Long biến thành chốn vô pháp luật khi xe máy vô tư đi vào đường cấm. |
Không biết từ bao giờ, việc xe máy đi ngược chiều bị ô tô tông chết không còn là chuyện hiếm trên Đại lộ Thăng Long. Người ta nói đó là cái kết được dự báo trước khi con đường hàng nghìn tỷ đồng này từ lâu đã bị “tháo khoán” như chốn vô luật pháp.
Rõ ràng những biển cấm xe máy, xe thô sơ đi vào Đại lộ Thăng Long được lắp đặt dày đặc, rõ ràng lực lượng CSGT phụ trách tuyến đường này cũng không phải ít, nhưng hình ảnh những chiếc xe hai bánh lao vun vút, những chiếc xe ba gác phóng bạt mạng cạnh những chiếc ô tô đang đi với vận tốc lớn trên đường, trở thành chuyện cơm bữa.
Người ta cảm giác, người điều khiển xe máy, phương tiện thô sơ như những con thiêu thân, lao vào thách thức tử thần, bất chấp tất cả để đi vào đường cấm với ý nghĩ qua loa là được phóng nhanh hơn trên cọn đường rộng thênh thang, mà lại không sợ bị phạt…
Đó chính là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, tắc trách, là tâm lý “tháo khoán” của CSGT đối với xe máy, xe thô sơ trên những con đường cấm, làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật. |
Chẳng có lời giải thích nào cho việc họ quyết định đi vào đường cấm tới khi cái chết ập đến. Tại sao những người này lại luôn chọn đi vào đại lộ - đường cấm trong khi họ hoàn toàn có thể thoải mái đi trên con đường gom hai bên rộng rãi dành riêng cho mình?
Với nhiều người, có thể việc đi vào đại lộ thì đường về nhà nhanh thật đấy, nhưng đường ra nghĩa địa cũng gần hơn. Rồi sẽ có nhiều người đổ lỗi cho dân trí thấp, không nhìn thấy biển cấm khi đi vào. Rồi trót đi vào rồi, thì đi cho hết, cũng chẳng ảnh hưởng gì tới ai…
|
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, nếu với từng đó lý do để nói lên ý thức người dân quá thấp, thì lực lượng thực thi pháp luật ở đâu?
Hoặc lực lượng CSGT chịu trách nhiệm điều tiết giao thông trên tuyến đường này quá yếu kém, bởi mọi sự bất tuân luật pháp, đều có quy định, chế tài rất rõ ràng. Và khi chế tài đã tạo nên nỗi sợ hãi, thì không còn ai dám vi phạm. Thượng tôn pháp luật là yếu tố đầu tiên, tiên quyết để đưa mọi thứ vào quy củ.
Còn nếu không phải lực lượng CSGT yếu kém, thì rõ ràng là họ biết mà mặc kệ sự vô pháp luật tồn tại. Đó chính là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, tắc trách, là tâm lý “tháo khoán” của CSGT đối với xe máy, xe thô sơ trên những con đường cấm, làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật.
Một năm sẽ có vài đợt cao điểm ra quân truy quét xe máy đi vào đường cấm, rồi qua đợt phát động đâu lại vào đấy. Khi nào truyền thông, báo chí phản ánh nhiều CSGT lại ra quân truy quét, lặp lại cái vòng hình thức luẩn quẩn…
Nhiều lần được phỏng vấn về vấn nạn này, người đứng đầu đơn vị CSGT ở đây đều lấy lý do do thiếu nhân lực nên không thể túc trực và xử phạt thường xuyên được.
Nhưng ai cũng hiểu, đó cũng chỉ là cách mà đơn vị CSGT đang ngụy biện trước tính mạng của những người tham gia giao thông đúng luật trên con đường này, vì họ còn bận bắn tốc độ ô tô, chặn xe đi sai làn, chạm vạch sơn…
Đến khi tai nạn thương vong không may xảy ra thì…cứ “luật rừng” mà xử lý, xe to phải đền xe bé, người đi đúng luật đền cho người đi sai luật.
Cứ tâm lý “tháo khoán” như vậy, thì đừng gọi con đường đẹp đẽ này bằng những cái tên hoa mỹ như Đại lộ Thăng Long hay Đại lộ nghìn tỷ làm gì, nên đổi là Đại lộ tử thần, cho những người đi vào đó chuẩn bị tinh thần những thứ trời ơi đất hỡi rơi trúng đầu mình, bất cứ lúc nào.
Rõ ràng những biển cấm xe máy, xe thô sơ đi vào Đại lộ Thăng Long được lắp đặt dày đặc, rõ ràng lực lượng CSGT phụ trách tuyến đường này cũng không phải ít, nhưng hình ảnh những chiếc xe hai bánh lao vun vút, những chiếc xe ba gác phóng bạt mạng cạnh những chiếc ô tô đang đi với vận tốc lớn trên đường, trở thành chuyện cơm bữa.
Người ta cảm giác, người điều khiển xe máy, phương tiện thô sơ như những con thiêu thân, lao vào thách thức tử thần, bất chấp tất cả để đi vào đường cấm với ý nghĩ qua loa là được phóng nhanh hơn trên cọn đường rộng thênh thang, mà lại không sợ bị phạt…
Đó chính là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, tắc trách, là tâm lý “tháo khoán” của CSGT đối với xe máy, xe thô sơ trên những con đường cấm, làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật.
Chẳng có lời giải thích nào cho việc họ quyết định đi vào đường cấm tới khi cái chết ập đến. Tại sao những người này lại luôn chọn đi vào đại lộ - đường cấm trong khi họ hoàn toàn có thể thoải mái đi trên con đường gom hai bên rộng rãi dành riêng cho mình?
Với nhiều người, có thể việc đi vào đại lộ thì đường về nhà nhanh thật đấy, nhưng đường ra nghĩa địa cũng gần hơn. Rồi sẽ có nhiều người đổ lỗi cho dân trí thấp, không nhìn thấy biển cấm khi đi vào. Rồi trót đi vào rồi, thì đi cho hết, cũng chẳng ảnh hưởng gì tới ai…
Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là, nếu với từng đó lý do để nói lên ý thức người dân quá thấp, thì lực lượng thực thi pháp luật ở đâu?
Hoặc lực lượng CSGT chịu trách nhiệm điều tiết giao thông trên tuyến đường này quá yếu kém, bởi mọi sự bất tuân luật pháp, đều có quy định, chế tài rất rõ ràng. Và khi chế tài đã tạo nên nỗi sợ hãi, thì không còn ai dám vi phạm. Thượng tôn pháp luật là yếu tố đầu tiên, tiên quyết để đưa mọi thứ vào quy củ.
Còn nếu không phải lực lượng CSGT yếu kém, thì rõ ràng là họ biết mà mặc kệ sự vô pháp luật tồn tại. Đó chính là sự vô trách nhiệm, thờ ơ, tắc trách, là tâm lý “tháo khoán” của CSGT đối với xe máy, xe thô sơ trên những con đường cấm, làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật.
Một năm sẽ có vài đợt cao điểm ra quân truy quét xe máy đi vào đường cấm, rồi qua đợt phát động đâu lại vào đấy. Khi nào truyền thông, báo chí phản ánh nhiều CSGT lại ra quân truy quét, lặp lại cái vòng hình thức luẩn quẩn…
Nhiều lần được phỏng vấn về vấn nạn này, người đứng đầu đơn vị CSGT ở đây đều lấy lý do do thiếu nhân lực nên không thể túc trực và xử phạt thường xuyên được.
Nhưng ai cũng hiểu, đó cũng chỉ là cách mà đơn vị CSGT đang ngụy biện trước tính mạng của những người tham gia giao thông đúng luật trên con đường này, vì họ còn bận bắn tốc độ ô tô, chặn xe đi sai làn, chạm vạch sơn…
Đến khi tai nạn thương vong không may xảy ra thì…cứ “luật rừng” mà xử lý, xe to phải đền xe bé, người đi đúng luật đền cho người đi sai luật.
Cứ tâm lý “tháo khoán” như vậy, thì đừng gọi con đường đẹp đẽ này bằng những cái tên hoa mỹ như Đại lộ Thăng Long hay Đại lộ nghìn tỷ làm gì, nên đổi là Đại lộ tử thần, cho những người đi vào đó chuẩn bị tinh thần những thứ trời ơi đất hỡi rơi trúng đầu mình, bất cứ lúc nào.