Trách nhiệm pháp lý trong vụ việc “ống cống chặn dịch” gây chết người

MINH THƯ
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Trách nhiệm pháp lý trong vụ đôi vợ chồng sắp cưới đi xe máy đâm vào ống cống ở Khu công nghiệp Điềm Thụy, Thái Nguyên dẫn đến tử vong đang được dư luận hết sức quan tâm.

Trach nhiem phap ly trong vu viec “ong cong chan dich” gay chet nguoi  - Hinh anh 1
 Hiện trường vụ việc. 

Trong văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chiều ngày 3/11, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đề nghị khẩn trương xác minh, kết luận nguyên nhân vụ tai nạn; trong đó cần tập trung làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn giao thông khi lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19.

Đối với các cá nhân tổ chức, cá nhân vi phạm, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia yêu cầu xử lý nghiêm. Đồng thời, chính quyền địa phương cần kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng GTVT về việc thực hiện giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Trước đó, rạng sáng 1/11, anh H.V.Đ. (SN 1998, quê Sơn La) lái xe máy chở theo chị V.T.N. (quê Thái Nguyên) trên đường ở KCN Điềm Thụy (Phổ Yên, Thái Nguyên) thì tông trúng ống cống bê tông chắn giữa đường. Cú tông mạnh khiến cả 2 ngã ra đường và được đưa đi cấp cứu nhưng đều không qua khỏi. Đáng chú ý, hai người đang chuẩn bị làm đám cưới và chị N. đang mang thai 5 tháng.

Đại diện Thị xã Phổ Yên cho biết, vị trí xảy ra tai nạn thuộc phạm vi quản lý của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Được biết, ông cống bê-tông cỡ lớn được đặt dưới lòng đường vào thời điểm tỉnh Thái Nguyên triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn không cho người và phương tiện lưu thông qua khu vực này.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đây là một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến hai người tử vong, vì vậy CQĐT sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ yếu tố lỗi để xem xét trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Trach nhiem phap ly trong vu viec “ong cong chan dich” gay chet nguoi  - Hinh anh 2
Luật sư Nguyễn Hồng Thái (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng cần xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ việc. 

Luật sư Thái cho rằng, theo quy định của pháp luật thì lòng đường là nơi dành cho phương tiện giao thông di chuyển. Trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19, các cơ quan chức năng đã lập các chốt kiểm dịch, trong đó có việc lắp đặt một số ống cống trên làn đường hoặc các chướng ngại vật để kiểm soát việc đi lại của người dân.

Tuy nhiên, theo luật sư Thái, khi hết hiệu lực thực hiện văn bản này cơ quan chức năng phải trả lại lòng đường, khôi phục lại nguyên trạng để trả lại đường đi, vỉa hè cho người tham gia giao thông.
"Việc không sử dụng ống cống nữa nhưng vẫn để dưới lòng đường là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật, gây cản trở giao thông. Ngoài ra, đơn vị sử dụng chiếc ống cống này không di chuyển để trả lại lòng đường cho người tham gia giao thông là chưa phù hợp với quy định của pháp luật, gây cản trở giao thông đường bộ, vi phạm quy định của pháp luật", luật sư Thái phân tích.

Tuy nhiên, luật sư Thái cho biết thêm, trong trường hợp người điều khiển phương tiện không thể quan sát được chiếc cống do trời tối, trời mưa hoặc do không có biển cảnh báo thì hành vi cản trở giao thông đường bộ này đã gây hậu quả nghiêm trọng.

CQĐT có thể sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội cản trở giao thông đường bộ và xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ việc lắp đặt ống cống trên đường.
Luật sư Thái chia sẻ, trong vụ việc này, cơ quan chức năng sẽ làm rõ tốc độ di chuyển và khả năng quan sát của người điều khiển chiếc xe máy xem người này có lỗi trong vụ tai nạn hay không.


Tin liên quan