Trần giá vé máy bay có thể tăng từ giữa năm nay

QUÝ NGUYỄN
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Bộ Giao thông Vận tải dự kiến từ quý II hoặc III năm nay điều chỉnh trần giá vé máy bay nội địa, trong đó chặng trên 1.000 km tăng hơn 6%.

Thông tin này được đề cập trong báo cáo điều hành giá quý I/2023 của Bộ Tài chính. Theo báo cáo này, Bộ Giao thông Vận tải dự kiến quý II hoặc III năm nay điều chỉnh khung giá dịch hàng không tăng trung bình 3,75% so với hiện tại.

Trong đó, nhóm đường bay từ 1.280 km trở lên tăng mạnh nhất, tăng 6,67%, lên tối đa 4 triệu đồng. Mức tăng 6,25% và 6,67% sẽ tác động đến các đường bay như Hà Nội - TP HCM, Hà Nội - Phú Quốc. Trần với nhóm đường bay dưới 500 km như TP HCM - Đà Lạt, Hà Nội - Vinh giữ nguyên.

Tran gia ve may bay co the tang tu giua nam nay - Hinh anh 1
Phương án giá trần được xem xét áp dụng trong quý 2/2023. 

Theo Bộ Tài chính tính toán, việc tăng trần giá vé máy bay, có thể khiến CPI năm nay tăng thêm 0,07 điểm phần trăm.

Theo báo cáo của Cục Hàng không, thông thường chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 39,5% tổng chi phí của các hãng bay. Tuy nhiên, tại tháng 11/2022, cùng với biến động tỷ giá VND/USD, chi phí nhiên liệu của các hãng tăng hơn 80% so với tháng 9/2015 góp lần làm tổng chi phí của doanh nghiệp tăng thêm gần 33,5%.

Các mức giá trần vé máy bay thời gian qua được thực hiện theo Thông tư 53 ban hành năm 2019 của Bộ Giao thông Vận tải. Lần gần nhất khung trần này được điều chỉnh tăng là năm 2015.

Tại một hội thảo về tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không cuối tháng trước, đại diện các hãng bay như Vietnam Airlines, Bamboo Airways đều đề nghị nên nới trần, trong khi chờ sửa luật để bỏ quy định khung giá vé nội địa, nhằm đảm bảo ngành hàng không phát triển bền vững lâu dài. Các hãng lý giải việc nới trần sẽ giúp các hãng có thể tự cân đối, bù đắp mọi chi phí đầu vào ngày càng tăng, cũng như lấy giai đoạn cao điểm bù thấp điểm, nâng cao chất lượng phục vụ.

Tổng giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Mạnh Quân cũng đề xuất nhà nước vẫn quản lý giá trần với các đường bay chỉ có một hãng khai thác, còn đường bay có từ hai hãng cùng khai thác trở lên thì để thị trường tự điều tiết. Một số chuyên gia cũng cho rằng việc tồn tại khung giá trần là một sự vô lý, kìm hãm sự phát triển của ngành hàng không.

Năm 2021, Cục Hàng không cũng từng đề xuất bỏ trần giá vé trên đường bay có từ 3 hãng cùng khai thác để tăng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ.

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h