Bao nhiêu tuổi được tự đứng tên mua xe trả góp?

DƯƠNG ĐẠT
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Từ 18 tuổi trở lên có thể tự đứng tên mua xe trả góp. Tuy nhiên, quy định về độ tuổi có thể thay đổi tùy thuộc vào từng tổ chức tài chính và loại xe trả góp.

Bao nhieu tuoi duoc tu dung ten mua xe tra gop? - Hinh anh 1

Tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định nguyên tắc đăng ký xe:

Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên thì được đăng ký xe. Trường hợp cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi đăng ký xe thì phải được cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ đồng ý và ghi nội dung “đồng ý”, ký, ghi rõ họ tên, mối quan hệ với người được giám hộ trong giấy khai đăng ký xe.

Như vậy, độ tuổi tối thiểu để đứng tên mua bán xe trả góp là 15 tuổi.

 Từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Có thể đứng tên mua xe trả góp với sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

 Từ 18 tuổi trở lên: Có thể tự đứng tên mua xe trả góp.

Tuy nhiên, quy định về độ tuổi có thể thay đổi tùy thuộc vào từng tổ chức tài chính và loại xe trả góp.

Điều 4 Thông tư 24/2023/TT-BCA có quy định cơ quan có thẩm quyền đăng ký xe bao gồm:

1.     Tại Cục Cảnh sát giao thông khi đăng ký xe của:

-          Bộ Công an; xe ô tô của các cơ quan, tổ chức quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2023/TT-BCA;

-          Xe ô tô của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và xe ô tô của người nước ngoài làm việc trong cơ quan đó.

2.     Tại Phòng Cảnh sát giao thông đăng ký các loại xe sau đây (trừ các loại xe tại mục (1)):

- Xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe ô tô của tổ chức, cá nhân có trụ sở, nơi cư trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố, huyện, thị xã thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở;

- Xe ô tô đăng ký biển số trúng đấu giá; đăng ký xe lần đầu đối với xe có nguồn gốc tịch thu theo quy định của pháp luật và xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên của tổ chức, cá nhân tại địa phương;

- Xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô (sau đây gọi chung là xe mô tô) của tổ chức, cá nhân nước ngoài, kể cả cơ quan lãnh sự tại địa phương.

3. Tại Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Xe ô tô; mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương (trừ các loại xe quy định tại mục (1), (2), (4)

4. Tại Công an xã, phường, thị trấn (trừ trường hợp đăng ký xe ở mục (1), (2)):

- Công an cấp xã của các huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương;

- Công an cấp xã của các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (trừ Công an cấp xã nơi Phòng Cảnh sát giao thông, Công an huyện, thị xã, thành phố đặt trụ sở) có số lượng đăng ký mới từ 150 xe /năm trở lên (trung bình trong 03 năm gần nhất) thực hiện đăng ký xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa phương.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông quyết định tổ chức đăng ký xe:

- Đối với cấp xã có số lượng xe mô tô đăng ký mới dưới 150 xe/năm, giao Công an cấp xã đó trực tiếp đăng ký xe hoặc giao cho Công an huyện, thị xã, thành phố hoặc Công an cấp xã đã được phân cấp đăng ký xe tổ chức đăng ký xe theo cụm;

- Đối với cấp xã có số lượng xe vượt quá khả năng đăng ký của Công an cấp xã thì ngoài Công an cấp xã đó trực tiếp đăng ký xe, có thể giao Công an huyện, thị xã, thành phố, Công an cấp xã liền kề đã được phân cấp đăng ký xe hỗ trợ tổ chức đăng ký xe theo cụm cho tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, nơi cư trú tại địa bàn.

 

 

Tin liên quan