Lỗi sai làn đường quy định thế nào? Phạt tiền hay giữ phương tiện?

 
Chia sẻ

Tình trạng đi sai làn đường diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ lỗi sai làn bị phạt thế nào, phạt bao nhiêu tiền, có bị giữ bằng lái hay phương tiện hay không, thậm chí, một số người tham gia giao thông còn chưa phân biệt được làn đường.

Gần đây, nhiều người dùng trên mạng xã hội facebook chia sẻ thông tin danh sách vi phạm an toàn giao thông về lỗi đi vào làn dành riêng cho xe buýt BRT (Hà Nội) trong tháng 7/2019. Thực tế, tình trạng đi sai làn đường diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ lỗi sai làn quy định thế nào, bị phạt thế nào, phạt bao nhiêu tiền, có bị giữ bằng lái hay phương tiện không... Thậm chí, một số người tham gia giao thông còn chưa phân biệt được làn đường, vạch kẻ đường.

Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin giúp bạn đọc nhận biết các quy định về làn đường và vạch kẻ đường, phân biệt 2 lỗi này với nhau nhằm đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đồng thời tránh được các vi phạm dẫn đến lỗi phạt không đáng có. 

Lỗi đi sai làn đường và không tuân thủ vạch kẻ đường rất dễ bị nhầm với nhau. Do vậy, việc nhận biết làn đường và vạch kẻ đường tương đối quan trọng khi tham gia giao thông.

Loi sai lan duong quy dinh the nao? Phat tien hay giu phuong tien? - Hinh anh 1
Hướng dẫn đi đúng làn đường.

Làn đường là gì? Thế nào là đi sai làn đường?

Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn (theo khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).

Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiên đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định.

Loi sai lan duong quy dinh the nao? Phat tien hay giu phuong tien? - Hinh anh 2
Biển báo phân làn cho phương tiện.

Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” - biển R.415.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện đi sai làn đường sẽ bị xử phạt theo mức sau tùy vào loại phương tiện: 

Loại phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe ô tô

800.000 đồng - 1,2 triệu đồng;

Tước GPLX:01 - 03 tháng

Điểm c khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 5

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX:02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm g khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6

 
 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

200.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX: 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm c khoản 3, điểm b khoản 9 Điều 7

Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác

50.000 - 60.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 8

Theo đó, mức phạt lỗi sai làn đối với người điều khiển xe máy là từ 300.000 - 400.000 đồng. Mức phạt cụ thể = (Mức phạt tối đa + Mức phạt tối thiểu)/2, tương ứng với 350.000 đồng. Nếu đi sai làn đường gây tai nạn người điều khiển phương tiện còn bị tước giấy phép lái xe (GPLX) từ 02 đến 04 tháng.

Đây là mức phạt trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

Vạch kẻ đường và lỗi đi sai vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe.

Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc)…

Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng… đây chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

Mức phạt lỗi này đối với người điều khiển ô tô từ 100.000 - 200.000 đồng, với người điều khiển xe máy là từ 60.000 - 80.000 đồng.

Như vậy, việc vi phạm lỗi đi sai làn đường hay không tuân thủ vạch kẻ đường mức phạt rất khác nhau.

Lưu ý:

- Nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch.

- Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe.

- Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

 

Loại phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe ô tô

800.000 đồng - 1,2 triệu đồng;

Tước GPLX:01 - 03 tháng

Điểm c khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 5

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX:02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm g khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6

 
Advertisement
 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

200.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX: 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm c khoản 3, điểm b khoản 9 Điều 7

Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác

50.000 - 60.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 8

Loại phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe ô tô

800.000 đồng - 1,2 triệu đồng;

Tước GPLX:01 - 03 tháng

Điểm c khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 5

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX:02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm g khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6

 
Advertisement
 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

200.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX: 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm c khoản 3, điểm b khoản 9 Điều 7

Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác

50.000 - 60.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 8

Loại phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe ô tô

800.000 đồng - 1,2 triệu đồng;

Tước GPLX:01 - 03 tháng

Điểm c khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 5

Xe máy

300.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX:02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm g khoản 4, điểm c khoản 12 Điều 6

 
Advertisement
 

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

200.000 - 400.000 đồng;

Tước GPLX: 02 - 04 tháng (nếu gây tai nạn giao thông)

Điểm c khoản 3, điểm b khoản 9 Điều 7

Xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác

50.000 - 60.000 đồng

Điểm a khoản 1 Điều 8

Theo Infonet

Tin liên quan