|
Hành vi phá hoại xe ô tô có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. |
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ và trên đường phố phải thực hiện theo các quy định tại Điều 18 về dừng xe, đỗ xe trên đường bộ và Điều 19 về dừng xe, đỗ xe trên đường phố.
Mặt khác, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định về việc sử dụng đường phố, các hoạt động khác trên đường phố và trên đường bộ; đồng thời quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân các cấp.
Mức phạt dừng đỗ xe sai quy định theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP cao nhất là 12 triệu đồng nếu hành vi dừng đỗ dẫn đến tai nạn giao thông.
- Dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng
- Dừng xe, đỗ xe gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng
Trở lại việc đỗ xe trước cửa gây cản trở sự ra vào, cản trở đến hoạt động sống thường ngày của chủ nhà. Mặc dù có gây bất tiện nhưng chủ nhà nên lựa chọn phương án báo cho công an phường đến để trung gian giải quyết, thay vì tự hành xử xâm hại đến tài sản của người khác. Thực tế, để xử lý hành vi cản trở hoạt động thường nhật của người dân cho đến nay vẫn chưa có chế tài.
Riêng đối với hành vi phá hoại xe ô tô, căn cứ vào tình tiết vụ việc, tính chất, mức độ, hậu quả thiệt hại, lỗi của từng bên có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc giải quyết theo pháp luật dân sự.