Đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Bộ GTVT cho biết, theo Quyết định số 67/2013/QĐ-TTg ngày 12/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam: Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ GTVT được áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo mô hình của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ.
Về phân phối lợi nhuận, Cục Đăng kiểm Việt Nam được phép sử dụng phần lợi nhuận còn lại (sau khi nộp thuế và trích lập các quỹ theo quy định) để bổ sung vào Quỹ đầu tư phát triển phục vụ cho đầu tư các dự án liên quan đến hoạt động đăng kiểm được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiện nay, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp đã thay thế Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Cục Đăng kiểm Việt Nam chưa được cơ quan có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế công chức làm cơ sở phân bổ dự toán ngân sách theo cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước.
Bộ GTVT đề xuất Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ GTVT được áp dụng cơ chế quản lý tài chính theo mô hình của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và các văn bản sửa đổi, bổ sung cho đến khi Chính phủ hoàn thành việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp và được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế công chức làm cơ sở phân bổ dự toán ngân sách theo cơ chế tài chính của cơ quan hành chính nhà nước.
Đối với Cục Hàng không Việt Nam, theo Quyết định số 51/2016/QĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số cơ chế tài chính đặc thù đối với Cục Hàng không Việt Nam: Các Cảng vụ Hàng không thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác.
Hiện nay, cơ chế tài chính của các Cảng vụ Hàng không đã được quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24/8/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải, do đó, việc quy định "Các Cảng vụ Hàng không thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác" là không còn cần thiết. Hơn nữa, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ đã được thay thế bởi Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ GTVT đề xuất, Cục Hàng không Việt Nam (không bao gồm các Cảng vụ Hàng không và các đơn vị sự nghiệp công lập) được thực hiện một số cơ chế đặc thù cho đến khi Chính phủ hoàn thành việc triển khai thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp…
Đối với Cục Hàng hải Việt Nam, ngày 29/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 32/2019/QĐ-TTg về một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2019, được áp dụng ngân sách 2019 đến hết năm 2020.
Ngày 17/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 11/2021/QĐ-TTg về việc kéo dài thời gian thực hiện cơ chế tài chính đặc thù của một số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước quy định kéo dài thời hạn áp dụng của 08 Quyết định và 01 văn bản của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và áp dụng từ năm ngân sách 2021, trong đó, tại khoản 5 Điều 1 có quy định kéo dài cho Quyết định số 32/2019/QĐ-TTg ngày 29/10/2019.
Bộ GTVT đề xuất, Cục Hàng hải Việt Nam được áp dụng Quyết định số 32/2019/QĐ-TTg ngày 29/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ chi đặc thù của Cục Hàng hải Việt Nam cho đến khi Chính phủ hoàn thành việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.