Sau dịch Covid-19, nhiều ngôi chùa đã hoạt động lại, người dân lại được tự do đi hành lễ rằm tháng Giêng nên lượng người đổ về rất đông.
|
Dù thời tiết mưa gió, từ sáng sớm, nhiều người vẫn đến phủ Tây Hồ đi lễ đầu năm để mong một năm mới hanh thông, hạnh phúc. |
|
Dù mọi người phải mặc áo mưa, đội ô, khu vực trong sân phủ Tây Hồ luôn chật kín người đến dâng hương, dâng lễ. |
|
Rằm tháng Giêng này phố Chùa Hà cũng rất tấp nập nam thanh nữ tú đến với mong muốn "khi đi lẻ bóng, khi về có đôi". |
|
Không chỉ là nơi cầu duyên, chùa Hà còn là một địa điểm du Xuân được nhiều người lựa chọn trong dịp đầu năm mới. |
|
Rằm tháng Giêng, chùa Quán Sứ - một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thường tập trung rất đông người đến dâng hương lễ Phật. Năm nay, tại chùa Quán Sứ, người dân và khách hành hương đi lễ rất quy củ, đảm bảo trật tự, an toàn, lành mạnh, không có tình trạng chen lấn. |
|
Trước đó, đêm 14/1 (ngày 4/2/2023) nhiều người đã đến Chùa Phúc Khánh (hay còn gọi Tổ đình Phúc Khánh) - một ngôi chùa cổ thuộc phường Thịnh Quang (quận Đống Đa, Hà Nội). Hàng chục năm nay, ngôi chùa luôn đón hàng nghìn người dân, phật tử về cầu an, dâng sao giải hạn mỗi dịp rằm tháng Giêng. |
|
Năm nay, chùa Phúc Khánh không còn cảnh người dân ngồi tràn ra đường cầu an, vái vọng. Người dân chỉ ngồi trong sân chùa làm lễ dâng sao giải hạn, lễ cầu an. Bởi nhà chùa thực hiện đại lễ cầu an khác với những năm trước đó là chia nhỏ các khóa lễ ra thay vì tập trung vào tối 14/1 âm lịch. |
|
Dù khoảng 20h tối ngày 4/2/2023 khi đại lễ kết thúc trời có mưa phùn, người dân vẫn ra về rất trật tự. |
|
Năm nay, nhiều người sống tại Hà Nội đã đi lễ đầu năm từ trước rằm để tránh ùn tắc. Chị Thủy Tiên (Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Ra Tết, ngay những ngày đầu khai xuân, mọi người trong công ty tôi đã cùng nhau đi lễ phủ Tây Hồ. Đi lễ không quá đông đúc sẽ làm mình cảm thấy thư thái hơn và có thời gian đi ngắm cảnh Hồ Tây đầu xuân”. |