Hà Nội: Người dân “chưa thích nghi” với cầu bộ hành

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Nhiều người dân vẫn lựa chọn đi bộ, băng qua đường dù đã có nhiều cầu đi bộ được thi công, lắp đặt trên địa bàn các quận, huyện trong thành phố.

Trên nhiều tuyến phố tại Thủ đô cầu bộ hành đã được xây dựng từ lâu. Tuy nhiên những cây cầu này thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như nghỉ trưa, bán hàng… chứ không đơn giản chỉ là đi bộ.

Người dân vẫn thường xuyên lựa chọn đi bộ dưới lòng đường, băng qua các tuyến phố mặc cho xe cộ lao vun vút. Không ít vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra do người đi bộ băng qua đường.

Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 1
 Trên nhiều tuyến phố tại Thủ đô cầu bộ hành đã được xây dựng từ lâu nhưng bị người đi bộ ngó lơ.

Cầu bộ hành được xây dựng chủ yếu ở các khu vực đông người qua lại như bệnh viện, các trường đại học, các bến xe,… Dù được đặt ở những vị trí quan trọng, đông đúc nhưng người dân vẫn lựa chọn băng qua đường một phần theo thói quen, và một phần theo cảm tính là đi như vậy nhanh hơn.

Theo chia sẻ của anh Trần Đức Hải hiện đang sống và làm việc tại quận Hai Bà Trưng: “Tôi là người rất ít khi sử dụng cầu đi bộ vì cảm thấy không tiện bằng việc đi thẳng qua đường là xong”.

Còn với ông Hoàng Minh Tuấn 67 tuổi cũng sống tại quận Hai Bà Trưng cho biết: “Tôi vẫn đi qua đường bằng cầu bộ hành, vì có mái che, không lo mưa nắng, tuổi cũng đã cao như vậy sẽ an toàn hơn”.

Không chỉ do thói quen mà nhiều người dân không biết rằng việc đi bộ, sang đường không đúng làn, tín hiệu sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 2
 Cầu đi bộ cũng được sử dụng để nghỉ ngơi.

Theo quy định, tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 60.000 đồng - 100.000 đồng đối với các hành vi vi phạm: Không đi đúng phần đường quy định, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Thậm chí trong những trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng mà người sang đường, người đi bộ là nguyên nhân chính họ sẽ phải đối diện với mức phạt cao nhất với mức án từ 7 đến 15 năm.

Pháp luật đã quy định rất rõ về phần đường dành cho người đi bộ cũng như các chế tài xử phạt, chính vì vậy mỗi người dân cần có ý thức chấp hành để đảm bảo an toàn giao thông cho bản thân và cho mọi người xung quanh khi tham gia giao thông. 

Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 3
Một hình ảnh xấu cho thấy người đàn ông vừa đi bộ qua đường trước cổng viện K Tân Triều vừa nghe điện thoại. 

Để người dân hiểu được tầm quan trọng, tác dụng của cầu bộ hành, lực lượng CSGT, Công an sở tại cần có những phương án răn đe, xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm. Đồng thời cũng cần có những phương án tuyên truyền thay đổi nhận thức cũng như điều chỉnh lối sống của Nhân dân để không xảy ra những sự việc đáng tiếc cũng như phát huy hiệu quả của các dự án cầu bộ hành.

Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 4
 Cầu đi bộ bắc qua đường Phạm Ngọc Thạch như bị lãng quên với nhiều người dân ở đây.
Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 5
Một người đàn ông nước ngoài cũng băng qua đường ngay dưới cầu đi bộ.
Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 6
 Đường Nguyễn Trãi nhiều cầu đi bộ nhưng nhóm bạn này vẫn lựa chọn băng qua đường.
Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 7
 Người dân ngồi nghỉ trên cầu nhiều hơn người đi bộ qua.
Ha Noi: Nguoi dan “chua thich nghi” voi cau bo hanh - Hinh anh 8
 Nhiều người không biết đi bộ không đúng quy định cũng có thể bị xử phạt.

 

 

DƯƠNG ĐẠT

Tin liên quan