Theo đó, hai đoạn thuộc dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là đoạn là Hà Nội – Vinh (Nghệ An), và đoạn TP Hồ Chí Minh - Nha Trang, với tổng chiều dài 651km với hai phương án thấp và phương án cao. Với phương án thấp (nhu cầu thấp), thì 2 đoạn tuyến này sẽ xây dựng và đưa vào khai thác trước năm 2032 với tổng mức đầu tư 375.872 tỷ đồng.
Trong khi đó, theo phương án cao (nhu cầu cao) thì 2 đoạn tuyến này sẽ được xây dựng và đưa vào khai thác trước năm 2030 với tổng mức đầu tư 561.598 tỷ đồng. Nhu cầu vốn đầu tư cho đường sắt giai đoạn 2031- 2050 là 1.534.000 tỷ đồng; trong đó đường sắt tốc độ cao: 772.000 tỷ đồng, đường sắt thường: 762.187 tỷ đồng (trung bình: 76.742 tỷ đồng/năm).
Ngoài đường sắt tốc độ cao, giai đoạn này ngành giao thông sẽ đầu tư xây mới 7 tuyến đường sắt; đồng thời hoàn thiện tuyến cũ như Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân; vành đai phía đông Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Yên Viên - Bắc Hồng); tuyến kết nối cảng Lạch Huyện (Hải Phòng); kết nối ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu; Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Gia; TP Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ. Đến năm 2050, ngành giao thông sẽ đầu tư tiếp đường sắt tốc độ cao đoạn Vinh - Nha Trang và xây dựng mới các tuyến như Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Dĩ An - Lộc Ninh, Tháp Chàm - Đà Lạt. Đồng thời, nghiên cứu các đoạn đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Hạ Long, Đắk Nông - Bình Thuận, Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột, Cần Thơ - Cà Mau...