Hai bên vỉa hè sông Kim Ngưu bị chiếm dụng, xuống cấp nghiêm trọng

PHẠM CÔNG
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Vỉa hè hai bên bờ sông Kim Ngưu từ lâu đã bị xuống cấp nghiêm trọng và bị chiếm dụng để tập kết vật liệu xây dựng, nhiều điểm lan can mục nát, gây nguy hiểm cho người dân.

Sông Kim Ngưu thuộc địa bàn các phường Thanh Lương, Thanh Nhàn, Quỳnh Mai, Minh Khai và Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Văn Thụ, Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Từ năm 2007, dọc hai bên bờ sông Kim Ngưu được Nhà nước đầu tư xây dựng các trụ cột sắt, dây xích làm lan can. Dây xích sắt ngoài việc tạo sự thẩm mỹ cho hai bên bờ sông Kim Ngưu, còn có tác dụng bảo đảm an toàn.
Theo ghi nhận của PV Giaothonghanoi, hiện nay nhiều cột sắt của hàng rào bị gỉ sét nhưng không được quan tâm, sơn sửa lại nên hệ thống này bị xuống cấp nghiêm trọng. Chân cột đã bị mục ruỗng treo lơ lửng, chỉ cần lay nhẹ là đổ. Thậm chí, nhiều đoạn đã bị kẻ gian lấy cắp.

Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 1
Vỉa hè trở thành khu vực tập kết vật liệu xây dựng. 

Ngoài ra, hai bên vỉa hè bị chiếm dụng tập kết vật liệu xây dựng, để xe... khiến nhiều người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Bất cứ lúc nào, tai họa cũng có thể xảy ra dọc hai bên bờ sông này.
Chia sẻ với PV Giaothonghanoi, bà Nguyễn Thị Hoa, một người dân sinh sống tại phường Hoàng Văn Thụ, cho biết: “Mặc dù vỉa hè rất rộng nhưng lối đi của chúng tôi đã bị chiếm dụng hết, mỗi lần đi bộ đều phải đi dưới lòng đường”.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, tình trạng này đã diễn ra nhiều ngày nay, khiến người dân sống quanh khu vực rất bức xúc. Bà mong muốn, cơ quan chức năng sớm vào cuộc, giải quyết triệt để những bất cập đang xảy ra.

Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 2
 Cột điện ngổn ngang xếp kín vỉa hè cạnh đường Tam Trinh.

Lo lắng vì gia đình có nhiều trẻ nhỏ, chị Lê Phương Lan, sống tại phường Thanh Nhàn, chia sẻ: “Nhà tôi đối diện bờ sông, nhiều chỗ lan can đã bị mất nên không dám cho con em mình đi qua vỉa hè. Lâu rồi không thấy đơn vị chức năng nào tới tu bổ lại các lan can này, khiến chúng trở thành những chiếc bẫy”.
Chị Lê Phương Lan hy vọng, các đơn vị chức năng sớm duy tu, bảo trì lan can hai bên bờ sông để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như để tuyến phố không còn trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.   

Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 3
 Người đi bộ không còn lối đi bởi rác thải xây dựng.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 4
 Nhiều khu vực vỉa hè không còn lan can.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 5
 Lan can mục nát, chỉ cần lay nhẹ là đổ.

Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 6
 Thực trạng nhiều đoạn lan can bảo vệ hai bên bờ sông Kim Ngưu xuống cấp nghiêm trọng đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài và hiện vẫn chưa được xử lý, khắc phục.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 7
 Vỉa hè được dựng nhà tôn, choán hết lối đi của người đi bộ.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 8
Nhiều người dân sống trên tuyến đường Kim Ngưu cho hay, hiện trạng trên đã tồn tại một thời gian. Điều này không những gây mất mỹ quan đô thị mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho người đi bộ. 
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 9
Đáng chú ý, nhiều đoạn lan can bị kẻ gian phá hoại, lấy cắp.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 10
 Cây đổ chắn ngang vỉa hè đã lâu không ai dọn.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 11
 Một chiếc biển cảnh báo được treo méo mó, tạm bợ.
Hai ben via he song Kim Nguu bi chiem dung, xuong cap nghiem trong - Hinh anh 12
 Nhiều địa điểm được tận dụng để trông giữ xe.


Tin liên quan