Bịt tai khi ra đường

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Khi tham gia giao thông, ngoài việc chú ý phía trước, quan sát phía sau (bằng gương chiếu hậu), việc phải dỏng tai để nghe tiếng động, âm thanh của người và phương tiện trên đường là điều hết sức cần thiết.

Bit tai khi ra duong - Hinh anh 1
Ảnh minh họa

Nhưng ra đường bây giờ, để xin vượt, xin rẽ nếu có bật xi nhan, bấm còi, nhiều lúc cũng không khác gì…“tỏ tình vào bên tai điếc”. Dẫu khoảng cách chỉ cách vài bước chân, nhưng kẻ phía trước cũng chẳng thèm nhúc nhích, bởi thính lực của họ đã bị… vô hiệu bởi nhiều thiết bị trong đó có chiếc tai nghe điện thoại.

Thường xuyên sử dụng xe ôm công nghệ làm phương tiện di chuyển, lại là người vui tính nên cô bạn tôi có thói hay “bắt chuyện” với tài xế. Theo chị, việc nói chuyện với họ cũng là cách… nắm bắt thông tin, vì hầu hết họ là những “thông tấn viên vỉa hè”. Cách đây vài hôm, trên đường đến cơ quan, dù chị chủ động bằng dăm ba câu chuyện phiếm, nhưng vẫn không thấy anh tài xế “bắt nhời”. Khi xuống xe, chị gặng hỏi: Sao từ nãy đến giờ em hỏi mấy câu mà bác vẫn lặng thinh? Lúc này bác tài mới thú thật là từ lúc khởi hành, anh ta cắm tai nghe nhạc nên chẳng để ý đến mấy câu chuyện của nữ khách hàng. Và đến lúc này cô bạn tôi để ý mới thấy lủng lẳng 2 bên tai của bác tài là đầu giây phôn được dấu kỹ dưới mái tóc dày cợm.

Quay lại câu chuyện “bịt tai” khi ra đường, mới đây lực lượng chức năng đã xử phạt tài xế ô tô vì lỗi không nhường đường cho xe cứu hỏa. Qua trình bày của bác tài, người ta mới “vỡ” ra nguyên nhân khiến anh ta không chịu nhường đường là vì... bật nhạc to quá, không nghe được tiếng còi hú của xe chuyên dụng! Lời khai trên có thể chỉ là cách bao biện cho bác tài xế nọ, nhưng nó cũng thể hiện một thực trạng là nhiều người không tuân thủ quy tắc khi tham gia giao thông; hành vi bịt tai như thế rất dễ xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào. 

Trực Nguyên

Tin liên quan