Các nước đẩy mạnh phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Việc đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, kéo theo những thách thức về môi trường, phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là giải pháp được các quốc gia quan tâm nhằm giảm thiểu áp lực giao thông, bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững.

Trung Quốc xem trọng phát triển mô hình TOD

Tại Trung Quốc, giải pháp phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) đã trở thành chìa khóa quan trọng giúp giảm thiểu áp lực giao thông khi các đô thị lớn mọc lên nhanh chóng, đồng thời tạo ra không gian sống bền vững và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Giải pháp này lấy hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị, làm trung tâm để thực hiện lập quy hoạch, với mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững, giảm thiểu việc sử dụng xe cá nhân và tối ưu hóa việc sử dụng đất.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã tập trung đầu tư vào hạ tầng giao thông, đặc biệt là hệ thống đường sắt tốc độ cao. Chỉ sau 13 năm phát triển, quốc gia tỷ dân đã sở hữu mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới hơn 37.900km. Việc phát triển hệ thống đường sắt cao tốc không chỉ tập trung ở các TP lớn mà còn mở rộng các vùng ven, tạo ra mạng lưới kết nối chặt chẽ giữa các trung tâm kinh tế quan trọng. Chẳng hạn, chiến lược "Jing-Jin-Ji" hợp tác khu vực giữa Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc, hay Khu vực Vịnh Lớn của Đồng bằng sông Châu Giang, đã tận dụng mạng lưới đường sắt liên tỉnh để phát triển các khu đô thị mới.

Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt và đường sắt liên tỉnh tại các TP lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu giúp giảm tải áp lực giao thông và tăng cường kết nối, giao thương giữa các khu vực.

Định hướng phát triển TOD của quốc gia tỷ dân không chỉ đơn thuần là đầu tư vào hệ thống giao thông công cộng mà còn gắn liền với quy hoạch đô thị. Mục tiêu của chính sách này là tối ưu hóa việc sử dụng đất và xây dựng các khu đô thị mật độ cao xung quanh các trạm giao thông.

Việc phát triển các khu vực này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng không gian đô thị mà còn tạo ra một mạng lưới giao thông thuận tiện, thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân. Các khu đô thị được phát triển với đầy đủ tiện ích như nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại và dịch vụ công cộng.

Cac nuoc day manh phat trien do thi theo dinh huong giao thong cong cong - Hinh anh 1
Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng. Ảnh: Far East Mobility

Sự phát triển của công nghệ tiên tiến như xe điện, xe tự hành và Internet vạn vật tại các TP thông minh đang mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế số hai thế giới phát triển hệ thống TOD. Việc ứng dụng các công nghệ này có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống giao thông cộng đồng, giảm ách tắc, ô nhiễm môi trường. Chẳng hạn, khu vực Thông Châu (Bắc Kinh) hay Nam Sa (Quảng Châu), nhờ vào hệ thống giao thông công cộng hiện đại, đã vươn lên trở thành những trung tâm phát triển mới.

Nhà ga Hồng Kiều cung cấp sự kết nối liền mạch giữa các phương tiện giao thông khác nhau, cho phép người dân và du khách dễ dàng chuyển tiếp từ máy bay đến tàu điện ngầm, tàu cao tốc hoặc xe bu lông. Điều này tạo ra một hệ thống giao thông hoàn chỉnh, thuận tiện và hiệu quả, giúp giảm thiểu thời gian chuyển đổi và tăng cường tính linh hoạt trong lựa chọn phương tiện giao thông.

Ngoài ra, các dự án như Ga Đông Bắc Kinh hay Ga Liên tỉnh Tây An là những ví dụ điển hình về phát triển hạ tầng giao thông công cộng thông minh.

Dù vậy, Chính phủ Trung Quốc cũng cần phải giải quyết một số thách thức để mô hình TOD phát huy hiệu quả hơn. Chẳng hạn, chính quyền các TP lớn cần phải có biện pháp để quản lý hiệu quả các loại hình giao thông khác nhau, như: tàu điện ngầm, xe bubu và các dịch vụ taxi…

Thêm vào đó, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng như: trạm tàu và các tầng chứa cho người đi bộ rất cao, đòi hỏi cần phải có nguồn đầu tư lớn và quy hoạch chi tiết để bảo đảm sự tiện lợi và thoải mái cho người dân. Bên cạnh đó, việc phát triển các không gian chờ cũng cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng tự nhiên và thông gió.

Nhật Bản đẩy mạnh mô hình TOD

Nhật Bản là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng -TOD.

Chính sách TOD của quốc gia này tập trung vào việc phát triển các khu vực có mật độ dân cư cao xung quanh các trung tâm giao thông công cộng như ga tàu điện bão và ga tàu hỏa.

Cơ quan Chính phủ Nhật Bản xác định việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân là chìa khóa để giảm tắc nghẽn giao thông, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững. Các khu đô thị được xây dựng gần các trạm giao thông công cộng nhằm tạo điều kiện cho cư dân trong việc di chuyển.

Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hiện đại, chủ yếu là tàu điện và các tuyến đường sắt, để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông. Tàu shinkansen với tốc độ tối đa lên đến 320km/h đang được ưa chuộng nhờ đáp ứng yêu cầu thời gian cũng như có thể di chuyển linh hoạt ở nhiều khu vực. Hay một số tuyến tàu trên cao áp dụng đường tàu dẫn động tự động (AGT) không có người lái bảo đảm độ an toàn và chính xác cao.

Nhiều công nghệ tiên tiến cũng được áp dụng nhằm bảo đảm tiện ích cho người dân, như: công nghệ tiết kiệm năng lượng và pin mặt trời dùng cho tàu và nhà ga, hệ thống bán vé thông minh với thông tin hành động của khách hàng theo thời gian thực, thanh toán không tiền mặt qua thẻ từ.

Không chỉ vậy, mạng lưới giao thông công cộng được triển khai phù hợp với quy hoạch đô thị, tạo điều kiện cho các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ xung quanh các nhà ga.

Chẳng hạn, thủ đô Tokyo, với dân số khoảng 38 triệu người, sở hữu một mạng lưới giao thông cộng đồng khổng lồ với gần 900 nhà ga và phục vụ hơn 40 triệu lượt khách mỗi ngày trên 120 tuyến đường. Hệ thống này nổi bật nhờ khả năng chuyển tiếp liền mạch giữa các loại tàu chậm, tàu nhanh và tốc độ cao, kết hợp với nhiều phương tiện giao thông khác, mang lại lợi ích tối đa cho người dân.

Một yếu tố đặc biệt của mạng lưới giao thông công cộng Tokyo là sự tích hợp chặt chẽ với các tiện ích đô thị. Xung quanh các nhà ga, người dân có thể dễ dàng tiếp cận các khu vực thương mại, văn phòng, nhà ở, cơ sở giải trí, cùng với không gian công cộng và các cảnh quan tiện ích.

Sự kết hợp này không chỉ tạo điều kiện cho việc di chuyển thuận lợi mà còn thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững, mang lại cuộc sống thuận tiện cho người dân.

Đặc biệt, Nhật Bản tận dụng hiệu quả mô hình hợp tác phát triển công tư (PPP), thúc đẩy sự phối hợp giữa nhà nước và tư nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển hệ thống ngầm và các khu đô thị mới.
Một điểm nổi bật trong sự thành công của TOD tại Nhật Bản là sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà đầu tư bất động sản và DN kinh doanh đường sắt.

Các công ty đường sắt không chỉ vận hành hệ thống giao thông mà còn phát triển các trung tâm thương mại, khu mua sắm và văn phòng xung quanh các nhà ga. Điều này giúp tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động buôn bán, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hỗ trợ chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các dự án hạ tầng.

Tùng Lâm
 

Tin liên quan