Ông giáo chia sẻ:
- Đúng là nhất thủy, nhì hỏa, cơn giận dữ của thủy thần khiếp thật. Tàu Vietship 01 ở Cửa Việt (Quảng Trị) bị sóng đánh dạt cách bờ có vài trăm mét, nhưng sóng dữ khiến cho chúng ta phải mất 4 ngày mới được được các thuyền viên vào bờ. Chính quyền và người dân Quảng Trị đã đưa thuyền ra cứu hộ nhưng rốt cuộc chính thuyền cứu hộ này lại bị sóng đánh chìm.
- Đúng rồi chính ông Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết lâu nay địa phương có tổ chức cứu hộ cứu nạn, nhưng tình huống thực tế quá khác biệt, diễn biến mưa lũ cũng khó lường. Lực lượng, phương tiện của địa phương nỗ lực hết sức nhưng vẫn cần trung ương chi viện. Bà giáo kể tiếp.
- Phải đến ngày thứ 4, lực lượng cứu hộ sẽ sử dụng phối hợp cả đặc công nước và trực thăng của quân đội mới đưa được 9 người trên tàu Vietship 01 vào bờ, may thật. Ông Biết Tuốt nắm rất chắc vụ việc đã góp vui vào câu chuyện.
- Đúng là với địa thế của nước ta, máy bay trực thăng có tác dụng rất lớn trong việc cứu hộ, cứu nạn. Trong đợt mưa lũ vừa qua, chính trực thăng của Bộ Quốc phòng đã tiếp cận, đưa 2 lãnh đạo xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) bị thương nặng trong lúc đi tìm kiếm, giải cứu người dân bị lũ chia cắt, đưa đến bệnh viện chữa trị đấy nhé. Bà Hài Tươi thông báo.
- Trực thăng của Bộ Quốc phòng còn chở thêm hàng cứu trợ cho các xã miền núi bị chia cắt, rồi còn bay ra đảo Sinh Tồn đưa 2 bộ đội về đất liền cấp cứu, đúng là trong đợt vừa rồi không có trực thăng thì chúng ta gặp rất khó khăn trong công việc, khi giao thông đường bộ bị chia cắt dài ngày. Ông giáo gật gù.
Đến lúc này mọi người mới chợt nghĩ, thực ra không chỉ trong công tác cứu nạn, cứu hộ ở Việt Nam mới có nhu cầu sử dụng trực thăng mà nhu cầu trực thăng y tế, trực thăng PCCC, trực thăng cảnh sát, trực thăng kiểm lâm, trực thăng VIP du lịch, trực thăng gia đình cũng rất lớn. Rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có thể mua được trực thăng phục vụ nhu cầu, nếu như có hành lang pháp lý mở. Với các quy định hiện hành thì không công ty trực thăng dân dụng nào có thể hoạt động được ở Việt Nam.
Hiện nay các nước trong khu vực ASEAN đều đã có các chính sách mở cửa bầu trời. Tại Malaysia đã có các trường dạy lái máy bay trực thăng, các cá nhân, tổ chức có máy bay, muốn cất cánh cũng không cần xin phép, họ chỉ cần thông báo trước cho cơ quan quản lý bay.
Khi giao thông đô thị Việt Nam ngày càng chật chội, hàng loạt nhu cầu đi lại, công việc của tư nhân đang chờ một hàng lang pháp lý để pháp triển hàng không phổ dụng. Đây sẽ là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn con số doanh thu lớn, nếu như chúng ta quyết định sớm mở cửa bầu trời.