Đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP Hà Nội giai đoan 2017 - 20120 tầm nhìn đến năm 2030”, việc quản lý trật tự ATGT tại Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Dong bo ket cau ha tang giao thong - Hinh anh 1
Cảnh sát giao thông Hà Nội phân luồng các phương tiện tại nút giao Ô Chợ Dừa.
Ảnh: Phạm Hùng 

Diện mạo giao thông thay đổi

Sau khi HĐND TP ban hành Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai với mục tiêu phát triển đồng bộ về hạ tầng giao thông và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành giao thông, kết nối giao thông làm tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, trong tổng số 37 nhiệm vụ, giải pháp, đã có 29 nhiệm vụ được hoàn thành.

Chuyên gia giao thông đô thị, thạc sĩ Đỗ Cao Phan cho rằng, sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND, diện mạo giao thông Hà Nội đã có thay đổi đáng kể. Trong đó phải kể đến đề xuất vào quy chế đối với nhiều loại hình vận tải như dịch vụ cung cấp ứng dụng công nghệ (Grab, Uber); hạn chế số lượng xe taxi hay rà soát điều chỉnh giờ học, giờ làm.

Cùng với đó là hàng loạt dự án, công trình giao thông trọng điểm được đưa vào khai thác, sử dụng. Ước tính đến năm 2021, tỷ lệ đất dành cho giao thông đã được nâng lên thành 10,21%; giảm sâu cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông ở cả số vụ, số người tử vong, số người bị thương. Số tuyến xe buýt được phủ rộng trên toàn bộ các quận, huyện với 140 tuyến. Đây là những con số rất tích cực cho thấy nỗ lực của Hà Nội đối với công tác đảm bảo ATGT, giảm ùn tắc và ô nhiễm môi trường.

Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Mạnh Thắng, Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND là một chủ trương đúng đắn, được đa số người dân và DN đồng tình, ủng hộ. Tuy nhiên, để Nghị quyết đi vào thực tế, tiếp tục phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của Nhân dân Thủ đô trong thời gian tới.


Hà Nội cần phải giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Cụ thể, mục tiêu đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông đến nay còn chưa đảm bảo theo quy hoạch, đặc biệt là các tuyến Vành đai 1, 2, 3.

Riêng về tỷ lệ vận tải hành khách, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn đến việc phát triển chưa đạt theo yêu cầu đề ra. Đến nay, TP mới chỉ có khoảng 19.000 lượt xe, năng lực cung ứng xấp xỉ mức 31%. Dù tuyến đường sắt đô thị 2A mới được đưa vào vận hành, khai thác đã bổ sung thêm tỷ lệ vận chuyển nhưng vận tải công cộng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Chưa kể, do còn thiếu tính đồng bộ, định hướng lộ trình cụ thể nên một số nhiệm vụ có liên quan đến tác động vào thói quen sinh hoạt của người dân gặp khó khăn.

Phát triển mạnh hệ thống giao thông công cộng

Trên cơ sở kết quả đã đạt được, thời gian tới, UBND TP Hà Nội ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đi trước một bước với phát triển đô thị. Trong đó xác định rõ công trình trọng điểm, ưu tiên những danh mục dự án phục vụ kết nối giao thông giải quyết ùn, tắc giao thông. Đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phấn đấu tỷ lệ đảm nhiệm vận tải công cộng đến năm 2025 đạt 30 – 35%. Giai đoạn 5 năm tiếp theo, TP dự kiến sẽ mở mới 50 tuyến buýt, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt.

Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào khai thác thêm tuyến đường sắt đô thị, rà soát đánh giá tổng thể về quá trình phát triển đường sắt đô thị bằng việc thu hút, khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển nhiều hơn các tuyến đường sắt. UBND TP đánh giá, loại hình vận tải hành khách khối lượng lớn như đường sắt đô thị là yếu tố chủ chốt, góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

 

VŨ KHOA/KTĐT

Tin liên quan

Tin đọc nhiều

Giao thông 24h