|
Ảnh minh họa |
Nhưng để vận dụng nó trong cuộc sống, nhất là đối với những người lái xe tham gia giao thông không phải ai cũng nhớ. Thế nên, trên đường mới nhan nhản va chạm, cãi vã. Nghiêm trọng hơn là xảy ra những vụ tai nạn đối đầu thương tâm. Hai chiếc xe to lớn do những con người có ăn, có học điều khiển vẫn lao thẳng vào nhau. Cho dù có soi ở góc độ nào, nguyên nhân lớn nhất vẫn bắt đầu từ ý thức.
Ông, bà xưa đã có câu “Một điều nhịn, chín điều lành”. Với nghề lái xe là nghề đặc thù thường xuyên tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ, câu nói ấy các lái xe lại càng phải ghi nhớ và thực hiện.
Việc hai chiếc xe to lao thẳng vào nhau xem xét về lý thuyết, nó chỉ xảy ra ở những tình huống bất khả kháng như xe nổ lốp trước bên tài, hay lốp trước bên tài vướng vào vật cản lớn bất ngờ khiến chiếc xe bị bẻ ngoặt về bên trái mà lái xe không thể níu, kéo nổi về hướng ngược lại. Một vài trường hợp xe mất lái rất hiếm gặp nữa có thể xảy ra do chiếc xe không được chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên.
Mất lái có thể xảy ra khi hệ thống lái bị hỏng, cụ thể: Hệ thống thước lái (bốt tay lái) là những tay đòn nối truyền động từ vành vô lăng đến bánh xe hướng dẫn, bị tuột, bị gãy, khớp nối ở vị trí rotuyl trong, ro tuyl ngoài bị lỏng, bị tuột dẫn đến mất lái. Hoặc bơm trợ lực tay lái bị hỏng bất ngờ do nhiều nguyên nhân dẫn đến lái xe không thể điều khiển vành vô lăng theo ý muốn.
Ngoài các trường hợp trên, việc hai chiếc xe lao vào nhau chỉ xảy ra khi ý thức nhường nhịn của lái xe không có. Nhiều người “điên” lên và lao vào nhau như hai con dê mà quên mất đằng sau lưng mình là bao hành khách, bao người đi đường và cả tính mạng của chính lái xe đó. Bài học nằm lòng khi cầm vô lăng chính là sự cẩn thận, nhường nhịn khi tham gia giao thông. Mong các lái xe đừng bao giờ quên để rồi xảy ra những tình huống như “hai con dê qua cầu”...