|
Nhân viên làm việc tại Trung tâm khí tượng hàng không Đà Nẵng |
Theo đó, Hướng dẫn về bản tin khí tượng hàng không cung cấp các mô tả chi tiết hình thức, nội dung, cấu trúc, cú pháp, nguyên tắc mã hóa thông tin trong các bản tin khí tượng hàng không (METAR, SPECI, MET REPORT, SPECIAL, TREND, TAF, TAF AMD, SIGMET, AD WRNG, WS WRNG); làm cơ sở thống nhất cho việc lập, phát hành, trao đổi, khai thác thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo thời tiết phục vụ hoạt động bay.
Đối tượng sử dụng Hướng dẫn này bao gồm nhân viên khí tượng hàng không, người lái, nhân viên điều độ khai thác bay, kiểm soát viên không lưu và những đối tượng sử dụng khác theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn này bao gồm 06 chương và 05 Phụ lục:
Chương I: Bản tin báo cáo khí tượng thường lệ và đặc biệt tại sân bay dạng mã hóa (METAR/SPECI);
Chương II: Bản tin báo cáo khí tượng thường lệ và đặc biệt tại sân bay dạng minh ngữ (MET REPORT/ SPECIAL);
Chương III: Bản tin dự báo thời tiết phục vụ hạ cánh (TREND);
Chương IV: Dự báo thời tiết tại sân bay (TAF, TAF AMD);
Chương V: Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên đường bay (SIGMET);
Chương VI: Cảnh báo thời tiết tại sân bay (AD WRNG) và Cảnh báo hiện tượng gió đứt (WS WRNG).
Phụ lục 1: Bảng dải đo các yếu tố khí tượng;
Phụ lục 2: Bảng yêu cầu độ chính xác quan trắc các yếu tố khí tượng;
Phụ lục 3: Bảng yêu cầu độ chính xác dự báo các yếu tố khí tượng, hiện tượng thời tiết;
Phụ lục 4: Giải thích một số hiện tượng thời tiết;
Phụ lục 5: Mẫu bản tin báo cáo khí tượng tại sân bay dạng minh ngữ (MET REPORT và SPECIAL);
Riêng về thông tin AIRMET (cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên đường bay cho các hoạt động bay ở mực thấp), hiện nay theo Kế hoạch không vận khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam chưa cung cấp thông tin AIRMET.