|
Ảnh minh họa |
Theo đó, có 5 nhóm giải pháp trọng tâm sẽ được CAH Gia Lâm, CAQ Long Biên cùng các phòng chức năng CATP tập trung triển khai, gồm: công tác điều tra cơ bản; công tác tuyên truyền, vận động quần chúng; xác định tuyến, địa bàn kiểm tra, xử lý; công tác chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, phân luồng phòng, chống ùn tắc, công tác tổ chức giao thông, dẫn và bảo vệ đoàn; và công tác điều tra, giải quyết TNGT, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra là bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát 24/24h trên tuyến đường vành đai III, đặc biệt khu vực giao với tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến ùn tắc, TNGT. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng chức năng chủ động trao đổi thông tin, nắm tình hình, kịp thời phát hiện các sự việc, vụ việc liên quan đến ANTT, ùn tắc giao thông trên tuyến để huy động lực lượng tiến hành các biện pháp tổ chức giao thông, giải tỏa ùn tắc.
Công tác tuần tra chú trọng phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến ùn tắc, TNGT; tăng cường phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an đấu tranh, xử lý hiện tượng, hành vi buôn bán vận chuyển hàng lậu, hàng cấm; tăng cường đấu tranh trấn áp tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội…
Bắt đầu từ ngày 1-9, tuyến cao tốc Hải Phòng (Bạch Đằng)– Quảng Ninh (TP. Hạ Long) thông xe, hình thành trục cao tốc xuyên suốt Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Trong đó, đoạn qua địa phận Hà Nội có chiều dài hơn 6 km, từ nút giao với đường vành đai III đến đoạn tiếp giáp địa phận tỉnh Hưng Yên.
Kế hoạch bảo đảm ANTT, ATGT tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh của CATP chỉ rõ yêu cầu đối với CBCS trong khi làm nhiệm vụ: nâng cao ý thức ,trách nhiệm, hiệu quả trong công tác; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, thực hện đúng quy trình, quy định, điều lệnh CAND; giữ nghiêm tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử khi tiếp xúc với nhân dân.