Tôi bị CSGT xử phạt về hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe, mức phạt là 150.000 đồng. CSGT không lập biên bản và cho tôi được nộp phạt trực tiếp. Vậy xin hỏi, việc xử phạt trên của CSGT là đúng hay sai? Những trường hợp người điều khiển xe máy được nộp phạt trực tiếp? CSGT có thẩm quyền xử phạt tối đa là bao nhiêu?
Bạn đọc Huỳnh Hoàng Thông (thong2308...@gmail.com)
Luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời: Theo khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức thì không lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Theo đó, nếu lỗi vi phạm có mức phạt đến 250.000 đồng, không thuộc trường hợp tạm giữ phương tiện hoặc Giấy phép lái xe thì CSGT sẽ xé biên lai tại chỗ mà không lập biên bản và người vi phạm được nộp phạt tại chỗ. Như vậy, trong trường hợp của bạn, CSGT đã chấp hành đúng theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ, một số lỗi vi phạm giao thông mà người điều khiển xe máy được nộp phạt trực tiếp, CSGT không cần lập biên bản như:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng).
- Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (mức phạt từ 60.000 - 80.000 đồng).