Không bật đèn khi tham gia giao thông xử phạt thế nào?

HỒNG MINH
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Dù ít người để ý nhưng những lỗi vi phạm liên quan đến đèn xe cũng thường bị cơ quan chức năng xử phạt.

Khong bat den khi tham gia giao thong xu phat the nao? - Hinh anh 1
Ảnh minh họa. 

Đi xe máy lúc mấy giờ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng?

Căn cứ Điều 27 Luật Giao thông đường bộ 2008 và theo điểm l, khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong một số trường hợp nhất định với thời gian tương ứng sau đây:

Trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ, buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ.

Trường hợp chạy xe trong điều kiện sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng mà không cần quan tâm là mấy giờ.

Trường hợp chạy xe trong điều kiện thời tiết bình thường, không thuộc trường hợp chạy xe trong hầm đường bộ thì bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h hôm trước đến 5h hôm sau.

Nếu không bật đèn chiếu sáng theo quy định, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy thuộc vào mức độ lỗi và loại phương tiện.

Điều khiển xe máy không bật đèn chiếu sáng trong thời gian quy định bị xử phạt như thế nào?

Chủ xe phải tiến hành khắc phục việc xe có hư hỏng bất cứ bộ phận nào về mặt bên ngoài thuộc điều kiện bắt buộc đối với xe máy lưu thông. Nếu biết bóng đèn xe đã hư nhưng vẫn tiếp tục tham gia giao thông nghĩa là tham gia giao thông khi phương tiện không đáp ứng đủ yêu cầu bắt buộc thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;

Tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung áp dụng với người vi phạm giao thông như sau:

Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;

Theo như quy định nêu trên, bất cứ trường hợp nào, trong khoảng thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng hôm sau, lái xe bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng.

Như vậy, nếu người điều khiển xe máy không bật đèn xe khi tham gia giao thông trong khung thời gian cho phép thì bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng cho lỗi vi phạm.

Trường hợp điều khiển xe máy vi phạm hành vi trên mà gây tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Mức phạt khi điều khiển ô tô không bật đèn chiếu sáng khi sương mù là bao nhiêu?

Tại điểm g khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

Và, tại điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định về hình phạt bổ sung áp dụng với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;

Theo quy định nêu trên, người điều khiển xe ô tô không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng khi sương mù sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Trường hợp vi phạm quy định nên trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

Tin liên quan