Theo dự thảo ô tô điện có thể lắp một hoặc nhiều động cơ điện nhưng công suất phải được nhà sản xuất lắp ráp xe công bố.
Để chống tiếp xúc trực tiếp các thiết bị điện, đầu nối với dây dẫn điện hoặc giắc nối phải được bọc và làm kín trong các lớp cách điện, chất cách điện hoặc vỏ bọc cách điện không thể tháo rời. Dây dẫn điện dòng điện cao áp trên xe phải được nhận biết bằng vỏ bọc bên ngoài có màu da cam.
Yêu cầu về an toàn hệ thống cổng sạc trên xe sẽ do nhà sản xuất quy định nhưng bắt buộc phải nối đất khi kết nối với điện áp bên ngoài cấp vào xe và duy trì cho đến khi điện áp bên ngoài ngắt kết nối và được rút ra khỏi xe.
Đồng thời, xe điện phải duy trì khả năng chống cách điện khi tiếp xúc với môi trường nước như rửa xe hay lái xe qua vùng nước đọng.
Cổng sạc trên xe phải có hệ thống đèn thay đổi màu sắc hoặc thiết bị thể hiện trạng thái sạc điện của xe. Có hệ thống khóa bảo vệ an toàn khi đang sạc điện và không cho phép xe khởi động trong suốt quá trình sạc.
Đồng thời, phải được trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ và chức năng bảo vệ quá nhiệt trong quá trình sạc của xe. Nếu xảy ra hiện tượng quá nhiệt trong khi sạc pin thì phải có chế độ cảnh báo và dừng sạc.
|
Ảnh minh họa. |
Cổng sạc trên xe phải tương thích với các thông số kỹ thuật cho hệ thống sạc điện có dây dùng cho xe điện theo bộ tiêu chuẩn TCVN 13078 hoặc IEC 61851 đối với nguồn xoay chiều 3 pha, nguồn sạc nhanh một chiều kết hợp với nguồn sạc hỗn hợp một chiều và xoay chiều.
Dự thảo cũng nêu rõ, với các hạng mục yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này dành cho các loại xe công nghệ mới: xe điện, xe hybrid mà năng lực thử nghiệm trong nước không đáp ứng được sẽ chấp nhận báo cáo thử nghiệm hoặc chứng nhận từ nước ngoài theo các tiêu chuẩn kỹ thuật UNECE tương ứng.