Những lưu ý khi tham gia giao thông khi trời nắng nóng

 
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Những ngày hè, nhiệt độ tăng trên 40 độ C, việc lái xe dưới trời nắng nóng khiến người tham gia giao thông ở trạng thái khó chịu, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Ô tô

 Việc tham gia giao thông trong mùa hè khi nhiệt độ đạt ngưỡng 40 - 43 độ C, lái xe ngồi trong ô tô quá lâu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm tới sức khoẻ.

Nhung luu y khi tham gia giao thong khi troi nang nong - Hinh anh 1
 

1. Ngồi trong ô tô cũng cần tránh nắng

Hiện có nhiều người chủ quan khi ra ngoài trời nắng, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Có người thậm chí còn không đeo khẩu trang, mũ nón hay mặc áo dài tay, đặc biệt là những người ngồi trong xe ô tô. Việc này làm tiềm ẩn nguy cơ gây ra các bệnh về da đặc biệt nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Ngoài ra, tia UV trong thời tiết nắng gắt được ghi nhận dao động ngưỡng 7 - 8, đây là ngưỡng gây nguy hiểm tới sức khoẻ của con người. Tia UV có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô, gây hại cho da lái xe ở thời tiết nắng gắt như hiện nay.

Vì vậy, những người làm nghề thường xuyên phải lái xe trên đường, nếu không phòng tránh cẩn thận, có thể bị lão hóa da sớm, cháy nắng, bỏng nắng, tăng sắc tố da, nám má, thậm chí là ung thư da.

2. Ghế ngồi trong xe quá nóng tăng nguy cơ bị bỏng da

Trong vòng 1 giờ, nhiệt độ trong một chiếc xe hơi đỗ ngoài trời ở khu vực chiếu nắng có thể đạt tới 47 độ C, phần ghế ngồi trung bình 51 độ C.

Ngay cả khi xe hơi được đỗ trong bóng râm thì mức nhiệt độ vẫn có thể gây thiêu đốt. Sau 1 giờ, xe đạt nhiệt độ trung bình 38 độ C và khu vực ghế ngồi 41 độ C. Nếu ngồi trên những chiếc ghế có độ nóng như vậy có thể khiến làn da bị bỏng, rát, da đỏ tấy...

3. Ngồi trong ô tô quá lâu có thể bị sốc nhiệt

 Nhiều người có thói quen đặt nhiệt độ bên trong xe rất thấp mà không biết rằng, đây chính là nguyên nhân hiểm gây sốc nhiệt. Đặc biệt là với lứa tuổi trẻ em và người già, người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính.

Không gian trong xe ô tô là khoang kín, với việc để điều hoà nhiệt độ thấp, khi bước vào và bước ra khỏi xe, nhiệt độ thay đổi đột ngột dẫn đến việc bị sốc nhiệt. Các biểu hiện nhẹ có thể là đau đầu, chóng mặt hoặc choáng váng, tim đập nhanh; trường hợp nặng có thể gây ngất xỉu hoặc đột quỵ, thậm chí là mất mạng. Những người có tiền sử về tim mạch, huyết áp nguy cơ này xảy ra rất cao.

4. Nam giới ngồi trong ô tô quá lâu dưới trời nóng có thể làm giãn tĩnh mạch tim.

Các bác sĩ nam khoa cảnh báo, với tài xế nếu ngồi lái xe ô tô nhiều có thể bị giãn tĩnh mạch tinh (bệnh làm cho tinh trùng ít, chất lượng tinh trùng giảm...). Việc ngồi trên ghế xe quá lâu có thể gây chấn thương, dẫn đến vôi hóa bên trong bìu. Nguy hiểm hơn là gây tăng áp lực lên đáy chậu, các bộ phận sinh dục ngoài và hậu môn gấp 7 lần so bình thường.

Dù hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về việc ngồi ghế nóng khiến nam giới bị vô sinh xong chắc chắn nhiệt độ cao quá có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng ở nam giới, đồng thời làm giảm chất lượng tinh binh cũng như số lượng của chúng

Ngoài ra trong vòng 1 giờ, nhiệt độ trong một chiếc xe hơi đỗ ngoài trời ở khu vực chiếu nắng có thể đạt tới 47 độ C, phần ghế ngồi trung bình 51 độ C.

Ngay cả khi xe hơi được đỗ trong bóng râm thì mức nhiệt độ vẫn có thể gây thiêu đốt. Sau 1 giờ, xe đạt nhiệt độ trung bình 38 độ C và khu vực ghế ngồi 41 độ C.

Ghế quá nóng có nhiều khía cạnh tiêu cực đến chức năng sinh sản của nam giới, khi sử dụng không đúng cách đàn ông có thể bị vô sinh. Tình trạng vô sinh có thể xảy ra nếu người đàn ông ngồi quá lâu trên ghế có độ nóng lên đến 38 độ C.

5. Phụ nữ có thể khó có thai, viêm nhiễm vùng kín.

 Việc ngồi điều hoà trong ô tô nhiều, sẽ khiến tử cung vốn rất sợ lạnh và khi bị lạnh chức năng hoạt động của nó sẽ tương đối thấp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thụ thai.

Ngoài ra, ghế ô tô quá nóng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ tự nhiên của vùng kín và cuối cùng tăng nguy cơ viêm nhiễm  và có thể khiến chị em nhanh chóng phát triển các khối u lành tính. Chính vì thế, để không ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín, chị em cần tránh sử dụng ghế ngồi ô tô khi quá nóng.

Các biện pháp chống nắng nóng cho ô tô:

Lựa chọn những vị trí râm mát để đỗ xe. Nếu cần phải đỗ xe dưới trời nắng, hãy sử dụng các loại tấm che chuyên dụng, chiếu, vải… để phủ lên xe nhằm hạn chế tình trạng nắng nóng.

Trước khi vào ô tô, cần mở điều hòa và khởi động ôtô vài phút rồi ra ngoài chờ xe mát hãy vào lái.

Hạ cửa kính ở ghế hành khách phía trước xe, sau đó đóng mở cửa ghế lái 5-10 lần hoặc nhiều hơn (nếu trong xe quá nóng), để lấy không khí mới, thải bớt khí độc. Quan trọng là nhiệt độ xe sau khi đóng mở cửa sẽ giảm 10 - 15 độ, hạ nhiệt khoảng 30 giây (so với việc sử dụng quạt gió, điều hòa để làm nguội xe).

Muốn hạ nhiệt ghế lái xe để nó không quá nóng, nên trải khăn bông ướt hoặc xịt nước lên, đợi khoảng 1 – 2 phút cho nguội rồi mới ngồi lên ghế.

Nếu phải đi đường dài trong nắng nóng, nên đặt tủ lạnh mini, xô đá nhỏ rắc muối để đá lâu tan, vừa ướp lạnh được khăn lạnh, đồ uống, và giúp nhiệt độ trong xe giảm đáng kể.

Vào những ngày nhiệt độ ngoài trời cao, bạn nên hạn chế mặc đồ quá mỏng để tránh nắng hoặc gây bỏng rát da.

Trong trường hợp bắt buộc phải lái xe mà không có có nước hoặc khăn ướt, bạn có thể sử dụng các loại vải chống nắng phủ lên ghế sau đó mới ngồi lên.

Nhung luu y khi tham gia giao thong khi troi nang nong - Hinh anh 2
 

Xe máy

  Chạy xe máy dưới trời nắng nóng tồn tại nhiều rủi ro nếu tài xế vẫn duy trì những thói quen dưới đây.

Thói quen đầu tiên mà người Việt hay mắc phải đó là dừng xe chờ đèn đỏ dưới bóng râm. Đó có thể là tán cây xanh, bóng râm tòa nhà hay thậm chí là bóng của xe tải, container kế bên. Tuy nhiên, việc này là vô cùng nguy hiểm cho bản thân cũng như người khác. Bởi vì nắng nóng khiến tầm nhìn của các xe tải, container bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu đậu xe dưới những bóng râm, cách xa các cột đèn đỏ khiến họ bị bất ngờ, không xử lý kịp. Rất dễ gây ra tai nạn liên hoàn.

Ngoài ra, một số người còn có thói quen chạy xe song song với xe tải, container với hi vọng núp dưới bóng râm của chúng để đỡ bị nắng. Điều này là rất nguy hiểm vì trong điều kiện nhiệt độ cao, các loại xe này dễ bị nổ lốp, dẫn đến mất lái. Nếu đi quá gần hay song song có thể nhận lấy những hậu quả khủng khiếp.

Một thói quen nữa cũng khiến xe của bạn bị hư hỏng đó là đậu xe dưới trời nắng hay dội nước vào động cơ ngay khi xe đang nóng. Điều này dễ khiến lớp sơn bị bay màu. Thậm chí, có thể khiến các chi tiết nhựa hay cao su trên xe máy hư hỏng. Nhiều trường hợp chiếc xe bốc cháy vì đậu xe dưới trời nắng nóng.

Việc dội nước ngay khi xe mới đi xa về cũng rất dễ khiến lốc xe bị vỡ do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột. Cách tốt nhất nên để xe hạ nhiệt từ từ, giúp động cơ được nghỉ ngơi một cách tự nhiên.

Đặc biệt, hạn chế để các vật dụng có thể gây ra cháy nổ như điện thoại, bật lửa, diêm, nước ngọt có ga trong cốp xe. Chúng  tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ cháy nổ khá cao mà bạn không biết.

Ngoài ra, nhiệt độ trong cốp xe cao cũng khiến cho những vật dụng này dễ bị hư hỏng. Nên thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bộ phận này để chắc rằng không bỏ quên những thứ nguy hiểm bên trong.

Tài xế cũng không nên tiết kiệm, sử dụng lốp xe quá cũ. Dưới điều kiện nắng nóng  cùng với mặt đường nhiệt độ cao thì việc này khá nguy hiểm. Chúng có thể nổ lốp khi đang chạy. Vì vậy, nên thay mới nếu nó quá cũ để đảm bảo vận hành an toàn.

Cuối cùng, khi ra đường, tài xế nên trang bị đầy đủ đồ chống nắng như khẩu trang, áo khoát, kính mát, găng tay….Tuy nhiên, cần chú ý không để những vật dụng này hạn chế tầm nhìn khi lái xe.

Đồng thời hãy đảm bảo cơ thể không thiếu nước bằng cách mang bên mình những chai nước suối nhỏ. Nếu không có việc gì quá gấp thì không nên ra đường khi nhiệt độ quá cao. Hãy sắp xếp thời gian cũng như lộ trình tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của mình khi lái xe dưới trời nắng nóng.

Ánh Xuân (t/h)

Tin liên quan