Bất ngờ khi tài xế taxi truyền thống được lòng hành khách hơn công nghệ, vì sao?

 
Chia sẻ

Các hạng mục đánh giá về dịch vụ taxi bao gồm: Thời gian chờ, việc đặt xe, dịch vụ, sự thoải mái khi đi xe, kiến thức về việc đi lại, kĩ năng giao tiếp của tài xế và mức độ an toàn của chuyến đi.

Vài năm trở lại đây, cuộc chiến chưa có hồi kết giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ luôn là đề tài nóng, thu hút trao đổi và tranh luận dù ở bất cứ đâu. Một cuộc khảo sát mới đây tại Singapore cho kết quả bất ngờ, khi người dân hài lòng với taxi truyền thống hơn là taxi công nghệ, dù cuộc khảo sát tương tự trước đó 1 năm cho kết quả hoàn toàn ngược lại.
Bat ngo khi tai xe taxi truyen thong duoc long hanh khach hon cong nghe, vi sao? - Hinh anh 1
Người dân Singapore hài lòng với taxi truyền thống hơn taxi công nghệ. Ảnh: Straits Times
Một cuộc khảo sát từ tháng Tư tới tháng Bảy năm nay, với 6.400 người dân Singapore của Đại học Quản lý Singapore về mức độ hài lòng với các dịch vụ phương tiện đã cho một kết quả bất ngờ: Những người được hỏi đã đánh giá cao taxi truyền thống hơn taxi công nghệ.  

Các hạng mục đánh giá về dịch vụ taxi bao gồm: Thời gian chờ, việc đặt xe, dịch vụ, sự thoải mái khi đi xe, kiến thức về việc đi lại, kĩ năng giao tiếp của tài xế và mức độ an toàn của chuyến đi. 

Trước đó, các cuộc khảo sát năm 2017 và 2018, cho thấy người dân ưa thích taxi công nghệ hơn, tuy nhiên khoảng cách không quá xa. Cụ thể, trong khảo sát năm 2017, số người hài lòng với dịch vụ taxi công nghệ là 95,8%, trong khi taxi truyền thống là 94,5. Năm 2018, 98,7% hài lòng với taxi công nghệ và 98,5% hài lòng với taxi truyền thống. 

Ông Chen Yongchang, người đứng đầu Viện nghiên cứu Đại học Quản lý Singapore chia sẻ: “Nhìn rộng hơn, chúng ta có thể thấy những chiếc taxi công nghệ đang dần chiếm ưu thế , tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy rằng, taxi truyền thống phần nào đó vẫn có thể cạnh tranh”.

Dù khoảng cách không quá chênh lệch, nhưng khảo sát trong những năm gần đây chỉ ra rằng, đối với taxi, điều khiến người dân Singapore hài lòng đó là kiến thức về đường xá, mức độ an toàn và kỹ năng giao tiếp của tài xế. Trong khi đó, với taxi công nghệ, yếu tố lớn nhất để giữ chân khách hàng, là mức giá cạnh tranh với nhiều khuyến mại, sau đó là sự tiện lợi trong việc đặt xe. 
Bat ngo khi tai xe taxi truyen thong duoc long hanh khach hon cong nghe, vi sao? - Hinh anh 2
Tài xế taxi công nghệ tại Singapore buộc phải có chứng chỉ hành nghề cấp bởi Bộ GTVT. Ảnh: Straits Times
Ngoài ra, phải kể đến vai trò quản lý của cơ quan chức năng trong việc ‘cân bằng’ chất lượng tài xế taxi truyền thống và công nghệ. Tháng 7/2017, Bộ GTVT Singapore tuyên bố, để có thể lấy được chứng chỉ tài xế taxi công nghệ, buộc phải trải qua các khóa học và bài thi. 

Tới tháng 7/2018, thời điểm chứng chỉ bắt đầu có hiệu lực, có tới 23 nghìn tài xế chưa thể lấy được chứng chỉ hành nghề, trong số gần 43 nghìn tài xế tham dự các kì thi. Có tới 90% trong số 23 nghìn tài xế thi trượt đã đi thi mà không tham gia các khóa đào tạo. Trong các khoá đào tạo, họ phải đọc, nghiên cứu bộ tài liệu 35 chương, dài 300 trang. Ngoài ra, khi đi thi, tài xế phải trả lời đúng ít nhất 80% câu hỏi, mới được coi là đỗ

Một tài xế cao tuổi chia sẻ: “Người cao tuổi như chúng tôi rất khó để có thể học và nhớ hết quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn. Chúng tôi cần nhiều thời gian hơn”.

Bộ GTVT yêu cầu một số tiêu chuẩn với taxi công nghệ khắt khe hơn với taxi truyền thống. Đơn cử như phải có dây an toàn cho hành khách cao dưới 1.35m, hay chính là trẻ em; trong khi taxi truyền thống không có yêu cầu này. 

Yếu tố cuối cùng đó là rào cản về ngôn ngữ, tài xế taxi công nghệ buộc phải thông thạo tiếng Anh để phục vụ khách du lịch. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ tài xế Singapore, bao gồm người gốc Hoa, Malaysia và Ấn Độ chỉ thông thạo tiếng bản địa, không đủ trình độ tiếng Anh để đáp ứng. Chính sự khắt khe của Bộ GTVT Singapore đã khiến nhiều tài xế buộc phải quay trở lại với taxi truyền thống.

Còn tại Việt Nam thì sao? Trao đổi với PV Kênh VOVGT, ông Nguyễn Công Hùng – Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội chia sẻ, những năm gần đây, Hiệp hội đã và đang tích cực trong công tác đào tạo kĩ năng, hành vi ứng xử của các tài xế để giữ gìn hình ảnh taxi truyền thống:

Quy trình đào tạo một tài xế thường kéo dài ít nhất là 7 ngày. Cho dù tài xế tới từ đâu, thông thạo đường phố hay không cũng phải qua đào tạo. Đào tạo về nội quy, văn hóa doanh nghiệp, đường phố, luật giao thông, ứng xử với khách hàng v.v… Từ doanh nghiệp chỉ có 100 đầu xe tới hàng nghìn đầu xe, tài xế đều phải qua đào tạo, không có ngoại lệ.

Ngoài ra, ông Hùng cho biết Hiệp hội taxi Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải có biện pháp xử phạt những hành vi vô văn hóa, hành xử thiếu kĩ năng của tài xế; đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng phối hợp tổ chức nhiều hơn các khóa học, đào tạo cho các tài xế, đồng thời tăng cường mức xử phạt với các hành vi vi phạm.

Theo VOV Giao thông

Tin liên quan