|
Ảnh minh hoạ |
Trong đó, lượng xăng nhập là 840.000m3, lượng dầu nhập hơn 1,56 triệu m3. Theo Bộ Công thương, kế hoạch này nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt do xăng dầu sản xuất trong nước không đạt kế hoạch.
10 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối được giao nhập khẩu gồm: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOil), Công ty TNHH Thủy bộ Hải Hà, Công ty TNHH Hải Linh, Công ty cổ phần Đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro), Công ty Xuyên Việt Oil, Tổng Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ, Công ty Dầu khí Đồng Tháp, Công ty Thiên Minh Đức, và Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội (Mipec).
Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu các doanh nghiệp phải nhập khẩu số lượng không thấp hơn sản lượng được giao bổ sung lần này.
Cũng theo Bộ Công thương, dự kiến từ ngày 15/3, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ hoạt động với 85% công suất và từ tháng 4/2022 sẽ hoạt động 100% công suất.
Trước đó, Bộ Công thương đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến về Quyết định phê duyệt kế hoạch bán đấu giá gần 102 triệu lít xăng Ron 92 dự trữ quốc gia.
Việc ban hành Quyết định về việc giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm trong Quý II năm 2022 được đánh giá là cần thiết. Bởi xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ảnh hưởng đến an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an ninh quốc gia nên trong bất cứ tình huống nào cũng phải đảm bảo ổn định nguồn cung ứng.